3 lý do giải thích tại sao iPhone có 6GB RAM vẫn mượt mà hơn Android có 12, 16GB RAM

 

Gizchina


​Thế giới smartphone hiện nay đang được chia thành hai nhóm, Android và iOS. Đây là hai hệ điều hành chính trong thế giới smartphone hiện nay. Trong khi Android thuộc sở hữu của Google, thì Apple sở hữu iOS. Một điểm khác biệt chính giữa hai nhóm này là Android được nhiều nhà sản xuất smartphone sử dụng thì iOS độc quyền cho iPhone của Apple. Điều này giải thích tại sao số lượng người dùng Android gần như gấp ba lần iOS. Tuy nhiên, nếu xét về những thành công mà iOS đã đạt được thì đây là hệ điều hành mobile hàng đầu hiện nay.

Một sự khác biệt lớn giữa smartphone Android và iPhone sử dụng iOS đó chính là dung lượng RAM khi mà các mẫu smartphone Android hàng đầu hiện nay có từ 12 - 16 GB RAM thì iPhone lại chỉ có tối đa 6GB RAM. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng TECHRUM lý giải sự khác biệt này nhé.


Mới đây, ZTE Axon 30 Ultra Space Edition đã chính thức được ra mắt, mẫu smartphone Android hàng đầu này được trang bị tới 18GB RAM và 1TB bộ nhớ trong. Điều này cũng chỉ ra rằng RAM của các mẫu smartphone Android không sớm thì muột sẽ đạt mức 20GB RAM. Trong khi đó, mẫu iPhone được trang bị RAM cao nhất là iPhone 13 Pro Max hiện chỉ có 6GB RAM. Tại sao RAM của smartphone Android ngày càng lớn, từ 8GB đến 12GB và sau đó là 18GB, trong khi iPhone chỉ có một nửa? Phải chăng Apple đang tụt lại phía sau hay Tim Cook là "keo kiệt"? Dưới đây là ba lý do hàng đầu khiến iOS có mức RAM thấp nhưng vẫn mượt mà như Android.

RAM và ROM là gì?

Trước khi so sánh sự khác biệt giữa cơ chế quản lý RAM của iOS và Android, chúng ta cần hiểu ý nghĩa đằng sau một số thuật ngữ chuyên môn. RAM (Random Access Memory) còn được gọi là bộ nhớ bay hơi. Kích thước của RAM trực tiếp xác định số lượng chương trình bạn có thể mở trong nền của smartphone. Mặt khác, ROM (Read-Only Memory) được gọi là bộ nhớ trong. ROM xác định số lượng chương trình bạn có thể cài đặt smartphone và số lượng ảnh và bài hát bạn có thể lưu trữ.


Nếu bạn mở nhiều ứng dụng trong khi sử dụng smartphone của mình, khi bộ RAM không đủ, smartphone sẽ tự động đóng một số ứng dụng. Nó làm điều này để giải phóng dung lượng RAM để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng mới. Điều này thường được gọi là "killing the background".

Lý do 1: Cơ chế quản lý RAM của iOS có thể tiết kiệm RAM hơn


Trong quá trình sử dụng smartphone hàng ngày, số lượng ứng dụng đang mở là như nhau nhưng tại sao Android cần nhiều dung lượng RAM hơn so với iOS để mượt mà. Bởi vì Android sử dụng cơ chế quản lý "nền thực", các ứng dụng bị treo ở chế độ nền vẫn hoạt động và điều này làm cho hệ thống sử dụng nhiều RAM hơn. Trong khi đó iOS sử dụng cơ chế quản lý "nền ảo" - khi một ứng dụng ở trong nền, các hoạt động của ứng dụng đó sẽ bị tạm ngừng.

Lý do 2: Cơ chế bảo mật nghiêm ngặt của iOS khiến các yêu cầu sử dụng RAM của ứng dụng ít hơn so với Android

Ngoài cơ chế quản lý RAM, cơ chế bảo mật nghiêm ngặt của iOS cũng khiến không gian lưu trữ lớn trở nên không cần thiết. Bởi vì hệ thống Android không có hệ thống bảo mật chặt chẽ, nó cực kỳ mở, và không đồng đều giữa các mẫu smartphone. Điều này dẫn đến vô số ứng dụng lộn xộn, bao gồm cả ứng dụng lừa đả, chúng khởi động ngẫu nhiên và tự cấp quyền truy cập ngẫu nhiên vào các quyền của hệ thống Android. Trên thực tế, trên Android, bạn có thể mở một ứng dụng và 50 ứng dụng khác sẽ bắt đầu chạy trong nền với nó. Điều này ngay lập tức làm tăng mức sự dụng RAM.

Tuy nhiên, với Apple thì khác. Tất cả các ứng dụng trong App Store cần phải trải qua quá trình đánh giá chính thức của Apple và chúng cần sự đồng ý của người dùng để có được các quyền. Sau khi bạn thoát ứng dụng đó, iOS sẽ tự động ngắt hoàn toàn ứng dụng và tất cả các tiến trình, do đó không một ứng dụng nào có thể chạy trong nền của iOS.

Lý do 3: Cơ chế đẩy thông báo tối ưu RAM của iOS

Về cơ bản, điều này là vì hệ thống đẩy thông báo trên iPhone hoạt động độc lập với ứng dụng, chỉ phụ thuộc vào giao tiếp giữa thiết bị và máy chủ Apple, chứ không phải kết nối ngang hàng peer-to-peer giữa thiết bị và nhà cung cấp dịch vụ như Android đang sử dụng. VD như việc Facebook gửi tin nhắn đến cho máy chủ phản hồi của Apple, rồi sau đó nó mới được chuyển sang iPhone của bạn. Khi bạn nhận được thông báo, mở ứng dụng và bắt đầu nhận được dữ liệu từ máy chủ Facebook.


Bởi vì iOS làm đơn giản hóa quá trình giao tiếp trong bản thân thiết bị, nó chỉ cần một cổng duy nhất để giao tiếp với máy chủ của Apple, thay vì phải cần đến nhiều cổng khác nhau để giao tiếp với mỗi ứng dụng như Android. Điều này cho phép bạn nhận tin nhắn thông báo mà không cần mở ứng dụng. Tất nhiên, điều này hầu như sẽ làm không hệ tiêu tốn RAM của iOS.

Do số lượng lớn các nhà sản xuất smartphone sử dụng Android và bản chất mã nguồn mở của Android, hiện tại không có sự thống nhất giữa các hệ thống thông báo. Nếu bạn có tin nhắn, tin nhắn của bạn chỉ có thể được gửi đến bạn thông qua ứng dụng hoặc nền tảng dịch vụ của bên thứ ba.

 

 

Mình thấy bài viết này hình như đăng lại từ mấy năm về trước thì phải. Vì lý do 1 vs lý do 2 đến thời điểm hiện tại android đã không còn như thế nữa.
Lý do 1: việc các app khi thoát ra bằng cách ấn (vuốt) về home thì theo mình có học và tự build android bắt đầu từ android 10 là các app bên thứ 3 không còn chạy nền nữa. Tuy nhiên cái này tùy vào các hãng vì tính năng này nó nằm trong phần tiết kiệm pin của andorid. Khi nào bật tiết kiệm pin thì mới hoạt động.
Lý do 2: Cơ chế bảo mật từ android 6 đã có thể kiểm soát các quyền cho ứng dụng đến andoird 11 thì tính năng thu hồi quyền khi không dùng ứng dụng đã được bắt buộc khi cài trên các máy android. Và đến andoird 12 thì khả năng kiểm soát mic và camera càng nghiêm ngặt hơn.
Nó đều là code trong các máy android, các bạn có thể bung ra xem. Nhất là android 12...
Ý kiến trên là những j mình nghiên cứu về build rom andoird. Nếu có gì sai sót mong các bạn góp ý.
https://support.google.com/googleplay/answer/6270602?hl=vi

 

 

Sau khi chuyển Android sang IOS cực thích tính năng App Tracking Transparency.
Còn bên Android bây giờ bao nhiêu ứng dụng đang rình rập theo dõi trang web chéo, thu thập thông tin quảng cáo,...

" các ứng dụng có khả năng theo dõi người dùng trên web và các ứng dụng khác rất phổ biến và trong nhiều trường hợp, có thể vô hại. Tuy nhiên, có những tính năng theo dõi ứng dụng bị lạm dụng." Giờ cầm điện thoại Android thấy sợ sợ 

 

 

 

Comments

Popular posts from this blog

18 mẹo vặt cực hay giúp sử dụng YouTube tuyệt vời hơn mà có thể bạn chưa biết

Hướng dẫn chuyển dổi dịnh dạng FAT32 sang NTFS hoặc ngược lại mà không mất dữ liệu

Đâu mới là điểm đặt cảm biến vân tay trên smartphone lý tưởng nhất?