Cách tạo và khôi phục Windows 10


Máy tính của bạn trong quá tình sử dụng đôi khi sẽ gặp sự cố nhiễm Virus, lỗi phần mềm... Thông thường bạn sẽ phải cài lại hệ điều hành hoặc phục hồi bằng phần mềm Ghost. Tuy nhiên, trong Windows đã tích hợp một tính năng tương tự như vậy mà không cần phải cài đặt bất kỳ phần mềm gì, đơn giản, dễ làm.

Tính năng này chính là System Restore Windows - tính năng giúp người dùng có thể khôi phục lại máy tính về tại thời điểm mà họ đã tạo điểm khôi phục. Mọi phần mềm chúng ta cài đặt đều sẽ được phục hồi nguyên vẹn.

Hướng dẫn tạo điểm khôi phục hệ thống

1. Kiểm tra và kích hoạt tính năng System Restore Windows
  • Mở Start Menu và tìm kiếm với từ khóa Create a restore point
  • Hộp thoại System Properties được mở ra, hãy click vào System Protection.
  • Bạn hãy kiểm tra dưới mục Protections Settings: Ổ đĩa chứa hệ điều hành đang là On hay Off
  • Nếu là Off, bạn hãy chọn ổ C, sau đó click vào mục Configure

  • Click Turn on system protection > Apply > OK

2. Tạo điểm khôi phục System Restore Windows
  • Ở hộp thoại System Properties, tab System Protection
  • Chọn ổ đĩa cần tạo điểm khôi phục, sau đó click Create
  • Đặt tên cho điểm khôi phục, sau đó click Create
  • Quá trình tạo sẽ diễn ra, sau khi tạo xong đóng hộp thoại là hoàn tất.

Cách phục hồi lại hệ điều hành khi máy bị sự cố, hoặc không ổn định
  • Trường hợp 1: Máy còn hoạt động trên màn hình Windows.
Trường hợp máy còn hoạt động trên màn hình Windows, bạn chỉ cần truy cập lại hộp thoại System Properties, tab System Protection. Click vào System Restore


Giao diện hộp thoại System Restore xuất hiện, hãy click Next


Chọn điểm khôi phục mà bạn đã tạo. Có tên ở phần Description. Sau đó click Next


Click vào Finish, máy sẽ khởi động lại và đưa máy trở về thời điểm tạo điểm khôi phục trước đó. Mọi phần mềm đều sẽ được giữ lại hoàn toàn.


  • Trường hợp 2: Phục hồi khi máy không thể khởi động
Trường hợp này bạn phải tạo USB cài windows 10, sau đó ở màn hình đầu tiên khi cài đặt Windows, hãy click Repair your computer


Giao diện tiếp theo hãy click vào Troubleshoot. Bạn sẽ thấy một tùy chọn mang tên Advanced options. Hãy click vào, bạn sẽ thấy giao diện như hình dưới:


Giao diện hộp thoại System Restore xuất hiện, và bạn có thể làm theo các bước như trường hợp 1.

Như vậy là hoàn tất, nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Comments

Popular posts from this blog

18 mẹo vặt cực hay giúp sử dụng YouTube tuyệt vời hơn mà có thể bạn chưa biết

Hướng dẫn chuyển dổi dịnh dạng FAT32 sang NTFS hoặc ngược lại mà không mất dữ liệu

Đâu mới là điểm đặt cảm biến vân tay trên smartphone lý tưởng nhất?