Cứu dữ liệu khi không thể truy cập vào Windows 10

 

 


Trong trường hợp máy tính của bạn không còn truy cập vào Windows 10 được nữa thì thủ thuật sau đây có thể giúp các bạn cứu lấy dữ liệu của mình.

Và điều đầu tiên hết, mình xin lưu ý rằng cách cứu dữ liệu ở trên chỉ có trong phim Chạy án, còn ngoài đời thật thì chúng ta sẽ làm theo cách dưới đây. Và đối với trường hợp cụ thể mình gặp ở đây, máy tính đã không còn khả năng truy cập vào Windows 10 được nữa. Đến giai đoạn cài đặt Windows, trình cài đặt đã từ chối cài đặt Windows 10 và bắt buộc phải chuyển định dạng ổ cứng từ MBR sang GPT. Trước mắt, mình sẽ ưu tiên cứu dữ liệu trước đã nhé.

chuẩn bị


Để cứu dữ liệu trong trường hợp này, các bạn cần chuẩn bị một trong hai combo sau đây:
  • Combo 1: USB đã có sẵn bộ cài đặt Windows 10 và một USB/ổ cứng di động đủ dung lượng để chứa những dữ liệu quan trọng cần cứu
  • Hoặc combo 2: USB đã có sẵn bộ cài Windows 10, còn trống một phần dung lượng và một máy tính còn dung lượng chứa (để chứa tạm)
Với combo 2 thì sẽ phiền hơn một chút, vì các bạn sẽ phải copy dữ liệu qua một máy tính nhớ tạm và USB được sử dụng như một bộ nhớ trung gian (hay nói cách khác, bạn sẽ phải copy dữ liệu cần cứu vào USB, sau đó copy từ USB sang máy tính được mượn bộ nhớ và sau đó xoá tập tin đã copy trên USB để tiếp tục copy cho đến khi nào "cứu" hết thì thôi).

danh sách nút truy cập boot


Dưới đây là danh sách nút truy cập Boot từ khâu khởi động máy tính trên một số dòng máy tính phổ biến hiện nay:
  • Asus, Samsung: F2
  • Acer, Dell, Lenovo (Thinkpad): F12
  • HP: F9
  • MSI: F11
  • Sony: không có, phải truy cập từ BIOS (F2) hoặc Recovery (F10)

Nếu máy tính của bạn không có trong danh sách trên, vui lòng tìm kiếm trên Google với từ khoá "BOOT KEY <Tên dòng máy>".

thao tác cứu dữ liệu


Thao tác để thực hiện "cứu" dữ liệu được thực hiện như sau:
  • Cắm USB có chứa bộ cài đặt Windows 10 vào máy tính và khởi động bộ cài Windows 10 từ Boot
    (Tham khảo mục ở trên để biết phím vào boot)
  • Sau khi bộ cài Windows 10 khởi động hoàn tất, ở trang đầu tiên của cửa sổ Windows Setup hãy chọn next.



  • Ở cửa sổ tiếp theo, chọn Repair your computer (nằm ở phía dưới cùng, bên trái của cửa sổ cài đặt Windows)



  • Ở trang Choose an option, hãy chọn Troubleshoot



  • Sau đó, trang Advanced options sẽ hiện lên, chọn mở Command Prompt



  • Tại cửa sổ Command Prompt, gõ từ khoá "notepad" và nhấn Enter để khởi chạy Notepad.



  • Trong cửa sổ Notepad, chọn File → Open (có thể sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl + O)



  • Từ cửa sổ Open được mở ra, tiến hành sao chép từng thư mục vào ổ đĩa được dùng để nhớ tạm (có thể là ổ cứng di động, hoặc USB còn trống).

Lưu ý:
  • Sẽ không có thanh hiển thị quá trình sao chép, thế nhưng để biết sao chép xong hay chưa thì bạn có thể nhìn vào con trỏ chuột. Nếu con trỏ chuột vẫn hiển thị biểu tượng đồng hồ cát, hãy kiên nhẫn đợi cho đến khi nó chuyển về lại dấu mũi tên.



  • Sau khi copy xong, thư mục vừa được copy sẽ không hiển thị ngay. Để kiểm tra, hãy nhấn nút "back" và sau đó truy cập lại vào ổ đĩa/thư mục chứa tập tin được sao lưu.
  • Ngoài ra, một số máy tính sẽ không hiển thị từng tập tin mà chỉ hiện các thư mục mà thôi. Đối với trường hợp này, bạn đọc nên đối chứng với thư mục gốc bằng cách nhấp chuột phải → chọn Properties và so sánh dung lượng thực của hai thư mục xem có bằng nhau hay không.


Sau khi đã xoá sạch ổ cứng, định dạng chuẩn và hoàn tất cài đặt Windows 10 (hoặc phiên bản khác như Windows 8/8.1 hay 11), hãy sao chép lại dữ liệu từ thiết bị nhớ tạm về lại nhé. Hy vọng thủ thuật này hữu ích với các bạn.

 

 

Nếu rành hơn chút có thể dùng USB Boot Mini WIndows truy cập trực tiếp luôn, rồi dùng ổ cứng rời hay usb để backup ra (nếu format toàn bộ), không thì chỉ cần cài lại windows là có thể sử dụng lại

 

Comments

Popular posts from this blog

18 mẹo vặt cực hay giúp sử dụng YouTube tuyệt vời hơn mà có thể bạn chưa biết

Hướng dẫn chuyển dổi dịnh dạng FAT32 sang NTFS hoặc ngược lại mà không mất dữ liệu

Đâu mới là điểm đặt cảm biến vân tay trên smartphone lý tưởng nhất?