Từ Intel dến Apple Silicon, dây là câu chuyện thành công của máy Mac M1
Với quá trình chuyển đổi trong hai năm qua, Apple gần như đã hoàn thành
mục tiêu thay thế bộ vi xử lý của Intel sang các dòng chip do chính công
ty thiết kế. Tính đến thời điểm hiện tại, loạt thiết bị sử dụng bộ vi
xử lý M1 đầu tiên đã gặt hái được nhiều thành công, giúp thúc đẩy Apple
mạnh mẽ hơn trong việc tiếp tục phát triển thế hệ chipset thứ hai nhằm
cung cấp hiệu suất hoạt động vượt trội hơn cho các sản phẩm ra mắt sắp
tới.
Trong một ấn phẩm mới từ tờ Wall Street Journal, bài viết này tập trung
vào Johnny Srouji (cựu kỹ sư tại Intel và từng làm giám đốc điều hành
cho hãng máy tính IBM), người đã "thuyết phục" Apple từ bỏ Intel để thực
hiện dự án phát triển bộ vi xử lý của riêng mình.
Sau nhiều năm doanh số bán hàng của máy Mac bị đình trệ và thậm chí công
ty còn phải lên tiếng xin lỗi vì nhiều sự cố đối với dòng MacBook Pro
2013, đến nay, Apple đã thấy mình ở một vị trí rất khác nhờ chip M1.
Nhưng thành công đó không đến chỉ sau một đêm, mà là thành quả của cả
một quá trình, một cuộc "cách mạng" đối với dòng máy Mac trong suốt 14
năm qua. Bắt đầu từ khi thành lập dự án chỉ với 45 nhân viên, hiện mảng
nghiên cứu chip của Apple có tới hàng nghìn nhân viên trên toàn cầu với
sự dẫn dắt từ Johnny Srouji.
Để sản xuất chipset của riêng mình, Apple đã lên kế hoạch cho sự chuyển đổi này của Intel từ những năm 2006, khi mà công ty phải vật lộn với vấn đề đến từ PowerPC (một kiến trúc tập lệnh của máy tính được tạo ra bởi liên minh Apple - IBM - Motorola).
John Srouji chia sẻ với tờ WSJ rằng "Sự chuyển đổi đó kéo theo nhiều bản sửa đổi vào phút cuối đối với bảng mạch chính của máy tính xách tay (...) nhiều người đã sợ chúng tôi sẽ gặp phải vấn đề trong quá trình chuyển đổi và chiến lược đã vấp phải sự tranh luận gay gắt trong nội bộ công ty (…) một bước đi sai lầm sẽ rất đáng xấu hổ và tốn kém (...) đầu tiên và quan trọng nhất, nếu chúng tôi làm điều này, chúng tôi có thể cung cấp các sản phẩm tốt hơn không?".
Vào thời điểm đại dịch bắt đầu, Wall Street Journal nói rằng "một trong những lo ngại lớn nhất đến với sự xuất hiện của Covid-19, đe dọa sẽ làm trật bánh nhiều năm chuẩn bị trước khi chip M1 ra mắt vào mùa thu năm 2020". Vì đây không phải là một lựa chọn, ông Srouji đã làm việc để thiết kế một quy trình thử nghiệm mới ngay lập tức.
"Nhóm nghiên cứu đã thiết lập camera khắp các phòng thí nghiệm để các kỹ sư có thể kiểm tra các con chip từ xa. Đó là kiểu thay đổi mà trước đây khó có thể tưởng tượng được từ Apple, nơi mà tính bí mật và kiểm soát là tối quan trọng.
Một phần, hoạt động có thể xoay chuyển liền mạch vì nhóm của ông Srouji trải rộng trên toàn cầu, đã quen với việc tiến hành thông qua các cuộc gọi điện video và làm việc trên các múi giờ khi họ phối hợp ở các địa điểm xa xôi như San Diego và Munich, Đức."
Sau đó, Apple đã công bố lô máy Mac đầu tiên của mình cùng với chip M1, bao gồm MacBook Air, Mac mini và MacBook Pro - tất cả chúng đều được khen ngợi. Kể từ đó, công ty đã công bố máy tính để bàn đầu tiên của mình sử dụng chip M1 là iMac 24 inch, thiết kế lại MacBook Pro với các biến thể mạnh mẽ hơn như M1 Pro và M1 Max, và bây giờ là Mac Studio mạnh mẽ với chip M1 Ultra, thậm chí có thể vượt qua Mac Pro 2019.
Bạn có thể đọc toàn bộ câu chuyện của Wall Street Journal tại đây.
Comments
Post a Comment