Spyware là gì và làm thế nào dể chống spyware?
Chắc hẳn bạn đã nghe về những phần mềm gián điệp chạy ẩn trên máy tính
để đánh cắp dữ liệu người dùng. Chúng được gọi là spyware. Trong bài
viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về spyware cũng như cách phòng tránh
chúng.
Spyware có thể chạy ẩn trên máy tính mà người dùng không hay biết, hoặc
chúng có thể được nguỵ trang là một phần mềm vô hại nào đó. Chúng sẽ âm
thầm ghi nhận lại các hoạt động của bạn và gửi về cho bên khác mà không
được sự đồng ý của bạn.
Mới nghe qua, bạn có thể nghĩ là "Vụ này thì Facebook làm suốt" nhưng thực tế spyware nguy hiểm hơn nhiều.
Bạn có thể đã vô tình mở cửa rước spyware về mà không biết
Spyware có thể chui vào máy bạn bằng những cách rất đơn giản:
- Những lời dẫn dụ quảng cáo hấp dẫn: Click vào một cái là bạn dính spyware. Đây có thể là những quảng cáo trên website, hoặc quảng cáo trong email.
- Nằm trong những gói phần mềm "miễn phí": Khi bạn down phần mềm crack hoặc kéo từ torrent về rồi giải nén, bạn sẽ thấy lời chào mời "đây là bộ phần mềm chống virus đi kèm" để dẫn dụ bạn cài đặt hoặc đôi khi chúng chẳng thèm hỏi mà cứ thế đi thẳng vào hệ thống máy tính của bạn.
- Những lời dẫn dụ quảng cáo hấp dẫn: Click vào một cái là bạn dính spyware. Đây có thể là những quảng cáo trên website, hoặc quảng cáo trong email.
- Nằm trong những gói phần mềm "miễn phí": Khi bạn down phần mềm crack hoặc kéo từ torrent về rồi giải nén, bạn sẽ thấy lời chào mời "đây là bộ phần mềm chống virus đi kèm" để dẫn dụ bạn cài đặt hoặc đôi khi chúng chẳng thèm hỏi mà cứ thế đi thẳng vào hệ thống máy tính của bạn.
Spyware đánh cắp thông tin như thế nào?
Nhìn chung spyware sẽ có 4 cách để thâm nhập và "nhặt nhạnh" thông tin người dùng gồm:
- Theo dõi cookies: Phần mềm này sẽ theo dõi tất cả các hoạt động khi bạn online.
- Trojan: Phần mềm nguỵ trang thành một chương trình vô hại, ví dụ như bản cập nhật flash hoặc Java rồi đánh cắp các thông tin trong máy tính người dùng.
- Adware: Mục đích chính của phần mềm này là ghi lại thói quen cũng như lịch sử duyệt web của người dùng, từ đó lựa chọn và hiển những quảng cáo phù hợp với nhu cầu người dùng.
- Keylogger: kiểu spyware này sẽ ghi lại tất cả các động tác gõ phím và thu về rất nhiều thông tin của người dùng, bao gồm cả mật khẩu đăng nhập vào tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng...
- Theo dõi cookies: Phần mềm này sẽ theo dõi tất cả các hoạt động khi bạn online.
- Trojan: Phần mềm nguỵ trang thành một chương trình vô hại, ví dụ như bản cập nhật flash hoặc Java rồi đánh cắp các thông tin trong máy tính người dùng.
- Adware: Mục đích chính của phần mềm này là ghi lại thói quen cũng như lịch sử duyệt web của người dùng, từ đó lựa chọn và hiển những quảng cáo phù hợp với nhu cầu người dùng.
- Keylogger: kiểu spyware này sẽ ghi lại tất cả các động tác gõ phím và thu về rất nhiều thông tin của người dùng, bao gồm cả mật khẩu đăng nhập vào tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng...
Bảo vệ máy tính khỏi spyware như thế nào?
1. Không tải phần mềm miễn phí từ những nguồn không đáng tin
Hiện nay chúng ta cần rất nhiều công cụ để xử lý công việc mà Microsoft hoặc MacOS không có sẵn, hoặc bắt trả phí. Nếu chịu khó tìm kiếm một chút bạn sẽ thấy có cả ngàn website chia sẻ phần mềm hack và đây chính là nguồn lây spyware dễ dàng nhất.
Tương tự, việc cài game crack cũng có thể rước spyware xâm nhập vào máy tính.
2. Sử dụng phần mềm chống spyware
Nếu có điều kiện, hãy mua những chương trình chống và diệt spyware để bảo vệ máy tính của mình. Hoặc ít nhất, bạn có thể sử dụng chương trình bảo vệ có sẵn của Windows. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên cập nhật mới các chương trình chống spyware.
3. Thường xuyên cập nhật các phiên bản hệ điều hành mới
Các bản cập nhật mới của hệ điều hành nhằm giúp vá các lỗ hổng bảo mật cũng như cập nhật những chương trình bảo vệ máy tính. Đây là một cách rất đơn giản mà lại miễn phí, góp phần bảo vệ máy tính của bạn.
4. Đừng click vào những đường link lạ
Những bảng quảng cáo chào mời hấp dẫn như "bạn vừa trúng 10 tỷ, click ngay để nhận thưởng" hoặc "bạn là khách hàng thứ 10.000" đều là những viên đạn bọc đường. Thậm chí những email như "deal khủng" cũng đều không đáng tin nếu bạn chưa chắc chắn ai là người gửi.
Ngoài ra, nếu bạn đang thanh toán qua mạng, cần quan sát kỹ xem website mà mình đang nhập thông tin ngân hàng có phải là website "chính chủ" hay không, để tránh trường hợp hacker tạo ra một website giống hệt như của ngân hàng nhưng là để đánh cắp toàn bộ thông tin, kể cả OTP của bạn.
Hiện nay chúng ta cần rất nhiều công cụ để xử lý công việc mà Microsoft hoặc MacOS không có sẵn, hoặc bắt trả phí. Nếu chịu khó tìm kiếm một chút bạn sẽ thấy có cả ngàn website chia sẻ phần mềm hack và đây chính là nguồn lây spyware dễ dàng nhất.
Tương tự, việc cài game crack cũng có thể rước spyware xâm nhập vào máy tính.
2. Sử dụng phần mềm chống spyware
Nếu có điều kiện, hãy mua những chương trình chống và diệt spyware để bảo vệ máy tính của mình. Hoặc ít nhất, bạn có thể sử dụng chương trình bảo vệ có sẵn của Windows. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên cập nhật mới các chương trình chống spyware.
3. Thường xuyên cập nhật các phiên bản hệ điều hành mới
Các bản cập nhật mới của hệ điều hành nhằm giúp vá các lỗ hổng bảo mật cũng như cập nhật những chương trình bảo vệ máy tính. Đây là một cách rất đơn giản mà lại miễn phí, góp phần bảo vệ máy tính của bạn.
4. Đừng click vào những đường link lạ
Những bảng quảng cáo chào mời hấp dẫn như "bạn vừa trúng 10 tỷ, click ngay để nhận thưởng" hoặc "bạn là khách hàng thứ 10.000" đều là những viên đạn bọc đường. Thậm chí những email như "deal khủng" cũng đều không đáng tin nếu bạn chưa chắc chắn ai là người gửi.
Ngoài ra, nếu bạn đang thanh toán qua mạng, cần quan sát kỹ xem website mà mình đang nhập thông tin ngân hàng có phải là website "chính chủ" hay không, để tránh trường hợp hacker tạo ra một website giống hệt như của ngân hàng nhưng là để đánh cắp toàn bộ thông tin, kể cả OTP của bạn.
Comments
Post a Comment