Windows 10X và những diểm thú vị dáng mong dợi





Được dự đoán là một bản nâng cấp đặc biệt của Windows 10, Windows 10X sẽ sớm xuất hiện trên các thiết bị màn hình đơn như laptop, 2-in-1 và notebook trong thời gian sắp đến. Vậy hệ điều hành này sẽ có những gì khác lạ? Hãy cùng TECHRUM tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Windows 10X đem lại layout hoàn toàn mới mẻ, trong đó Start Menu được thiết kế lại, taskbar có nhiều tính năng hơn và bên cạnh đó là một Action Center với trải nghiệm hoàn toàn mới lạ. Không chỉ dừng lại ở những điểm nhấn trong hình thức bên ngoài, Windows 10X còn hứa hẹn với sự nổi bật ở những tính năng, hoàn toàn khác biệt so với hệ điều hành Windows 10 cơ bản mà chúng ta đang sử dụng hiện nay.

Cụ thể, các điểm khác biệt có thể kể đến là...

1. Giao diện người dùng (UI)

Về mặt giao diện người dùng, Windows 10X vẫn thừa hưởng nét thiết kế từ Windows 10 truyền thống, tức vẫn sẽ có sự xuất hiện của Taskbar, của File Explorer, hay là cả Start Menu (dự kiến ở phiên bản này sẽ được gọi là Launcher). Điểm nhấn của Windows 10X đó là sự pha trộn hết sức hài hoà giữa trải nghiệm Windows máy tính truyền thống và lối thiết kế theo thiên hướng "mobile hoá".

  • Giao diện demo Start Menu/Quick Action trên Windows 10X


Cụ thể, các biểu tượng sẽ được căn giữa màn hình và Start Menu được di dời từ góc bên trái dưới cùng (trên Windows 10 truyền thống) sang chính giữa của màn hình.

2. Màn hình nền động (dynamic wallpapers)

Tính năng màn hình nền động (dynamic wallpapers) sẽ được đưa vào Windows 10X. Với tính năng tương tự như Apple đã trang bị trên macOS trong các bản cập nhật gần đây, người dùng sẽ có những hình nền tuỳ chọn với cảnh vật cố định nhưng khung cảnh thay đổi dựa trên thời điểm trong ngày (ví dụ, đó là một bức ảnh chụp cảnh núi/biển cố định, nhưng bầu trời sẽ được thay đổi dựa theo thời điểm của ngày, bao gồm sáng, trưa, chiều và tối, dựa theo thời gian được thiết lập trên máy tính).

3. Là hệ điều hành read-only

Điểm khác biệt cơ bản nhất trên Windows 10X không thể không nhắc đến rằng đây là một hệ điều hành "read-only". Vì là hệ điều hành "read-only", người dùng không thể trực tiếp can thiệp vào các tập tin hệ thống (xoá, chỉnh sửa) mà chỉ có thể cài đặt, sử dụng những ứng dụng được cấp chứng chỉ tin cậy từ Microsoft Store, hoặc những ứng dụng tải về từ internet có NPH "đủ uy tín" (khá tương tự như macOS bây giờ).

Mặc dù điều này có thể làm không ít người dùng khó chịu vì không ít thì nhiều sẽ gặp phải khó khăn khi cài các ứng dụng bên ngoài, đặc biệt là những "sinh viên nghèo lười học" đam mê mãnh liệt với mấy trò can thiệp hệ thống, hay sử dụng các phần mềm gian lận bản quyền (trong đó có mình nè), độ tin cậy về bảo mật của hệ điều hành sẽ được đẩy lên một tầm cao mới vì khi đó sẽ hạn chế được phần nào mã độc, phần mềm độc hại,...

4. Dọn dẹp registry

Một điểm khác biệt nữa trên Windows 10X là không cho phép người dùng tối ưu hoá Windows Registry, cũng như chạy các trình dọn dẹp registry. Do đó, các ứng dụng hoạt động trên Windows 10X chỉ có thể truy cập vào các thư viện nhất định.

Ví dụ, với ứng dụng Groove Music thì chỉ được cấp quyền truy cập/sử dụng các tập tin âm nhạc chẳng hạn, bởi hệ điều hành yêu cầu ứng dụng phải sử dụng các API rõ ràng.

Đồng thời, bạn cũng không thể tự điều chỉnh Windows Registry để thực hiện các tweak như trên Windows 10

5. Không phần mềm chống virus

  • Windows Defender sẽ bị loại bỏ hoặc "làm gọn" trên Windows 10X


Nếu Windows 10X là cơn địa chấn trong làng công nghệ thì "no anti-malware software" hứa hẹn sẽ là một điểm nhấn. Như đã nói ở trên, Windows 10X là một hệ điều hành "read-only", chỉ cho phép chạy các ứng dụng đã được đăng ký chứng chỉ tin cậy hoặc có độ tin cậy cao, vậy nên sự xuất hiện của phần mềm chống virus là không cần thiết nữa. Bây giờ, chúng ta chỉ có thể tạm dự đoán rằng Microsoft sẽ gỡ bỏ hoàn toàn Windows Defender, hoặc tinh chỉnh nhẹ nhàng hơn để phù hợp với Windows 10X.

6. Quyền riêng tư

Các thiết bị phần cứng cơ bản của máy tính có thể kể đến như bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, máy in,... sẽ hoạt động dưới sự quản lý quyền truy cập của hệ điều hành, mà trong đó người dùng có quyền cấp phép cho các thiết bị đó hoạt động.

Đặc biệt, với các thiết bị phần cứng "nhạy cảm" như camera, microphone hay đầu đọc vân tay (fingerprint scanner) sẽ có mức độ giới hạn cao. Với các ứng dụng Win32 sẽ không có tuỳ chọn cấp quyền cho từng ứng dụng, hay nói cách khác thì khi bạn tắt quyền truy cập của camera, microphone với nền tảng ứng dụng Win32 thì tất cả các ứng dụng Win32 sẽ không được cấp quyền sử dụng các thiết bị đó.

7. những giới hạn "tốt"


Các applet nằm trên khay hệ thống sẽ không được phép xuất hiện nữa. Bên cạnh đó, các ứng dụng Win32 đến từ bên thứ 3 dùng để tuỳ chỉnh File Explorer (bao gồm cả các tiện ích mở rộng) cũng không còn nốt.

Ngoài ra, các ứng dụng nằm trên khay hệ thống gần như cũng phải chịu chung số phận không còn được hỗ trợ, có thể sẽ được cập nhật và di dời đến vị trí nào đó khác trên Windows.

8. Cập nhật ứng dụng

Khi cập nhật các ứng dụng trên Windows 10X, hệ điều hành sẽ thực hiện hàm băm (chia nhỏ) và tiến hành so sánh từng phần nhỏ một với bản cập nhật. Trong suốt quá trình so sánh được thực hiện, các phần trùng lặp với bản cũ sẽ được giữ nguyên.

Với quá trình so sánh này, những phần không cần thiết sẽ không được tải về và giúp người dùng tiết kiệm được băng thông, rút gọn dung lượng và thời gian tải về/cài đặt của các bản cập nhật.
















Comments

Popular posts from this blog

18 mẹo vặt cực hay giúp sử dụng YouTube tuyệt vời hơn mà có thể bạn chưa biết

Hướng dẫn chuyển dổi dịnh dạng FAT32 sang NTFS hoặc ngược lại mà không mất dữ liệu

Đâu mới là điểm đặt cảm biến vân tay trên smartphone lý tưởng nhất?