Tìm hiểu về những cổng kết nối dã và sắp nói lời từ biệt với điện thoại di động




[​IMG]

Chữ “U” trong “USB” đại diện cho “universal” (tạm dịch: vũ trụ). Cổng kết nối này có cái tên nói lên tất cả, nó trở thành một trong những cổng kết nối phổ biến nhất có chức năng để truyền tải dữ liệu cũng như năng lượng cho các thiết bị điện tử. Thực tế, cổng USB-C là cổng duy nhất trên các máy Mac mới (kèm theo jack tai nghe 3.5mm) và đây cũng là cổng kết nối duy nhất hiện diện trên các mẫu iPad Pro mới ra mắt gần đây.

Giờ đây, thậm chí trên một số sản phẩm mới, nhà sản xuất chỉ còn trang bị một cổng kết nối duy nhất để đảm nhiệm tất cả tác vụ cần thiết. Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số cổng đã bị loại bỏ hoặc sẽ sớm không thấy xuất hiện trên điện thoại di động nữa.
Nokia Pop-Port


[​IMG]

Chính thức được chuẩn hóa vào năm 2002, cổng Pop-Port dường như đã được trang bị trên điện thoại Nokia từ khoảng năm 1996. 1996 cũng chính là là năm mà cổng USB được giới thiệu.

Pop-Port là một cổng kết nối gồm 14 chân. Hai chân mang điện, sáu chân xử lý âm thanh analog (tai nghe stereo + microphone, gồm một dây dương và một dây âm). Cũng không có gì quá đặc biệt.

[​IMG]
Nhưng chân thứ 3 đóng vai trò “điều khiển phụ kiện”, cho phép các máy Nokia tương thích với một số phụ kiện “thông minh”. Chân thứ 4 cung cấp nguồn cho các phụ kiện. Điều này cho phép tạo ra những thứ “cool ngầu” như tai nghe với một màn hình LCD nhỏ hiển thị tên bài hát hiện đang phát. Hay để cấp nguồn cho các máy phát FM, kết nối với CarKit dock và nhiều phụ kiện khác.

Ngày nay, những phụ kiện được thiết kế nhỏ gọn và hiện đại hơn nhiều. Ví dụ, một bộ chuyển USB-C sang cổng 3,5 mm thường có một con chip nhỏ giúp nhận âm thanh kỹ thuật số và sử dụng DAC và amp để chuyển đổi thành âm thanh analog. Thiết kế “tinh vi” nhưng nhỏ gọn này giúp người dùng tưởng rằng đây đơn thuần chỉ là một jack cắm tai nghe.

Chân thứ 6 và 7 của Pop-Port trong các mẫu đầu tiên, nó tạo nên kết nối FBus - một tiêu chuẩn do Nokia phát triển để chuyển dữ liệu. Về sau, chúng được sử dụng lại như các chân dữ liệu USB.

Siemens Slim-Lumberg connector



[​IMG]

Chiếc điện thoại Siemens đầu tiên được trang bị một cổng kết nối độc quyền tương tự như trên những chiếc máy Nokia (dù tên gọi lại không “hấp dẫn” bằng). Kết nối này có thể cung cấp điện, âm thanh analog và kết nối điện thoại với máy tính. Các mẫu đầu tiên được áp dụng một giao thức tùy chỉnh nhưng sau này đã được thay thế bằng kết nối USB vì tiêu chuẩn này ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Cổng kết nối này có một vài chân cho phép tương thích với các phụ kiện thông minh khác. Dù không được sản xuất nhiều, nhưng phụ kiện camera QuickPic của Siemens đã sử dụng chính cổng kết nối này để truyền ảnh sang điện thoại.

Apple iPod Dock connector


[​IMG]
Apple còn đi xa hơn với kết nối mang tên iPod Dock - với 30 chân, kết nối này thực sự “khủng” hồi đó. Không muốn chỉ cung cấp một tùy chọn cho mỗi chức năng, Apple còn cho phép bộ adapter này có thể thực hiện những chức năng tương tự theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ, nó có thể xuất ra tới ba chuẩn video analog khác nhau: Composite, S-Video và Component. Và thay vì chỉ kết nối với một micrô duy nhất, adapter còn có thể kết nối với micrô stereo.

Khi USB cuối cùng cũng đã có mặt và cả FireWire nữa, đây thực sự là những cổng kết nối hoàn hảo cho Mac. Thực tế, những chiếc iPod đầu tiên đã được trang bị cổng FireWire, Dock kết nối sau đó được ra mắt cùng với iPod thế hệ thứ 3.

Về lý thuyết, FireWire nhanh hơn USB 2.0, vì vậy nếu cần tải xuống cảnh quay từ máy ảnh DV và chuyển nó sang ổ đĩa ngoài thì bạn nên chọn FireWire. Có được điều “kỳ diệu” này là nhờ cổng kết nối này hỗ trợ phương thức kết nối Daisy Chain. Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần kết nối với thiết bị và không phải lo lắng về các hub như cổng USB thông thường.

USB On The Go


[​IMG]
Cổng USB đã tạo nên một hệ thống phân cấp nghiêm ngặt giữa thiết bị và phụ kiện. Thông thường, một máy tính là thiết bị chủ (host). Nhưng nếu bạn muốn kết nối một chiếc USB vào điện thoại thì sao? Cả hai thiết bị đều được xem là phụ kiện, nên chả có gì xảy ra cả, chúng sẽ không ghép nối được với nhau.

USB On The Go (hay thường gọi là USB OTG) đã được ra mắt để cho phép điện thoại hoạt động như một thiết bị chủ (host). Với những mẫu đầu tiên, bạn phải có một cổng micro-AB (có kích thước bằng microUSB, nhưng có hình vuông). Bằng một sợi cáp phù hợp, ngoài kết nối với một chiếc USB, bạn có thể kết nối thêm cả bàn phím và chuột.

[​IMG]

Chức năng OTG vẫn xuất hiện trên các mẫu smartphone hiện đại, giờ đây nó còn hỗ trợ nhiều phụ kiện hơn như cả USB Ethernet và thậm chí là hỗ trợ kết nối hai điện thoại với nhau. Đây chính là cách mà những chiếc Google Pixels chuyển dữ liệu cũ từ chiếc điện thoại cũ của bạn. Nhưng với cách dịch vụ chia sẻ file qua mạng, có lẽ USB OTG cũng sẽ sớm biến mất.

USB


[​IMG]

Bluetooth đảm nhận truyền tải âm thanh, Wi-Fi chuyển dữ liệu hàng loạt, Qi giúp sạc điện thoại. USB và các kết nối không dây khác còn với chúng ta bao lâu nữa? Mặc dù hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể “sống tốt” với các kết nối không dây, nhưng tốc độ khi sử dụng cáp sẽ luôn nhanh hơn cho dù là sạc pin hoặc chuyển dữ liệu.

Tuy nhiên, “đủ tốt” là đã làm hài lòng người tiêu dùng. Mặc dù nhiều người đã phản đối rất “dữ” khi jack cắm tai nghe 3,5 mm bị loại bỏ. Cổng USB cũng nên chuẩn bị “tinh thần” là vừa.

Một ngày đẹp trời nào đó, chúng ta có thể sẽ đưa cổng microUSB vào danh sách “dead port”, nhưng ở một “nơi” nào đó, cổng kết nối này vẫn “sống” mặc dù USB-C đã trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều năm nay.


Comments

Popular posts from this blog

18 mẹo vặt cực hay giúp sử dụng YouTube tuyệt vời hơn mà có thể bạn chưa biết

Hướng dẫn chuyển dổi dịnh dạng FAT32 sang NTFS hoặc ngược lại mà không mất dữ liệu

Đâu mới là điểm đặt cảm biến vân tay trên smartphone lý tưởng nhất?