“Bloatware” là gì? Tại sao chúng lại dược cài sẵn trên máy?




[​IMG]
 
Nếu bạn mua một chiếc smartphone hay bộ PC mới trong những năm gần đây, bạn có thể đã phát hiện ra chiếc máy được “tặng kèm” thêm một vài thứ nữa. Mặc dù thực tế chúng là những thiết bị “nguyên thùng nguyên kiện” nhưng lại được cài sẵn một số ứng dụng. Các ứng dụng này rất phiền và còn chiếm một lượng lớn bộ nhớ. Chúng là gì, và tại sao chúng được cài sẵn ngay cả khi bạn còn chưa bật máy lên?

“Bloatware” là gì?

[​IMG]

Những ứng dụng được cài sẵn này được gọi là "bloatware". Định nghĩa ban đầu cho “bloatware” là những phần mềm chiếm một lượng lớn RAM và ổ cứng. Tuy nhiên, ngày nay thuật ngữ này đã phát triển thành: “là phần mềm được cài đặt mà không có sự cho phép của bạn. Không nhất định phải là chiếm nhiều RAM hay ổ cứng thì mới được coi là bloatware; Hiểu một cách đơn giản, “bloatware” là những ứng dụng nhà sản xuất đưa vào cùng với hệ điều hành cài sẵn trên máy.

* Lưu ý: không phải tất cả "Bloatware" là virus vì những phần mềm/ứng dụng này ít nhất cũng đã được nhà sản xuất phần cứng kiểm tra trước khi cài đặt vào thiết bị. (trừ những trường hợp cá biệt mà nhà sản xuất chưa kiểm tra kỹ càng vì những đoạn mã độc bị giấu kỹ bên trong).

Nhưng tại sao lại cài “Bloatware” vào máy?

Thật phiền khi vừa mới bật máy lên, bạn đã thấy cả “đống” ứng dụng được cài sẵn và “đen” hơn là bạn thậm chí còn không xoá được chúng. Tại sao những ứng dụng này lại nằm sẵn trong máy?

Lý do không phải vì nhà sản xuất nghĩ rằng những phần mềm/ứng dụng này rất hữu ích, bạn sẽ sử dụng chúng “vui vẻ”. Không! Chúng thường được đưa vào như là một phần của thỏa thuận với các công ty phần mềm. Nhà phát triển ứng dụng sẽ trả cho nhà sản xuất một số tiền nếu họ cài sẵn ứng dụng vào điện thoại hay máy tính trong quá trình sản xuất.

Thay vì chi rất nhiều tiền vào quảng cáo, marketing, nhưng cũng không chắc chắc người dùng sẽ tải và cài đặt phần mềm vào máy. Giờ đây những nhà sản xuất phần mềm chỉ cần “chi” cho nhà sản xuất phần cứng một số tiền và thế là những bản “trial” (dùng thử) đã được cài sẵn vào máy khách. Sau thời gian dùng thử, người dùng có thể trả tiền để dùng bản full (đầy đủ) và quay ngược lại, nhà sản xuất phần mềm đã “hoàn vốn” và bắt đầu “kiếm lời”.

Thông thường, các ứng dụng này nhằm mục đích cho người dùng “thử” một thứ gì đó. Có thể là game, người dùng có thể chơi trong một thời gian giới hạn và sau đó phải trả tiền để có thể hoàn thành các màn chơi còn lại. Hay có thể là các công cụ hỗ trợ đọc, chỉnh sửa file word hay PDF với hy vọng đáp ứng đầy đủ nhu cầu để khách hàng có thể mua bản “full” mà không lên cửa hàng ứng dụng để tìm các phần mềm thay thế. Nhưng “đời không như là mơ” những ứng dụng này thường hoạt động không ổn định hay thiếu các chức năng nâng cao, người dùng thường tìm cách để gỡ chúng ra và tìm các phần mềm đến từ các hãng nổi tiếng.

Tất nhiên cũng có trường hợp ứng dụng đến từ chính nhà sản xuất và họ cài vào máy vì muốn mở rộng hệ sinh thái và bạn có thể thoải mái sử dụng, nhưng vấn đề là người dùng có muốn đụng đến hay không.

Thế có thể gỡ chúng ra không?

Câu trả lời là: “cũng tuỳ!”. Một số ứng dụng “bloatware” ví dụ như được cài sẵn trên Windows 10 thì thông thường, bạn có thể gỡ chúng ra ngay khi bạn mua máy về. Tuy nhiên, với smartphone thì lại khó khăn hơn, những nhà sản xuất thường “dán chết” những ứng dụng này vào ROM gốc (ROM Stock). Điều này có nghĩa là nếu như máy của bạn chưa được root hay chưa root được thì bạn không thể gỡ những ứng dụng “bloatware” này.

[​IMG]
Những "bloatware" trên Windows 10 thường có thể dễ dàng gỡ ra.

Nếu bạn gặp phải trường hợp này, đừng lo lắng. Nếu bạn có thể root máy, thì hãy thực hiện. Điều này sẽ cho bạn quyền cao nhất để có thể xoá các ứng dụng, đặc biệt là ứng dụng hệ thống (bao gồm cả “bloatware”). Sau khi root, bạn đã dễ dàng xoá các ứng dụng “bloatware” như các ứng dụng thông thường khác. Sẽ “lấy lại” được kha khá dung lượng trống! Ngoài ra, bạn cũng có thể gỡ bloatware thông qua ADB mà không cần root máy:
“Bloatware” thực sự là một vấn đề phiền phức, nhưng nếu bạn hiểu vì sao chúng xuất hiện và cách xoá chúng, thì cũng không còn là vấn đề gì “to tát” nữa.





Comments

Popular posts from this blog

18 mẹo vặt cực hay giúp sử dụng YouTube tuyệt vời hơn mà có thể bạn chưa biết

Hướng dẫn chuyển dổi dịnh dạng FAT32 sang NTFS hoặc ngược lại mà không mất dữ liệu

Đâu mới là điểm đặt cảm biến vân tay trên smartphone lý tưởng nhất?