12 sản phẩm thất bại dáng xấu hổ nhất của Microsoft
Khi nói đến sự thành công của Microsoft chắc hẳn đa phần trong chúng ta
sẽ nghĩ ngay đến Windows. Thậm chí, đến bây giờ hệ điều hành này đã được
sử dụng bởi hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới. Ngoài ra, công ty còn
nổi tiếng với thương hiệu máy chơi game console Xbox, bộ công cụ văn
phòng Office hay trình duyệt Internet Explorer khi vào thời kỳ đỉnh cao
từng chiếm 95% thị phần.
Mặc dù chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của Microsoft đối với
cuộc sống của mỗi người, nhưng "gã khổng lồ" này cũng từng tạo ra nhiều
sản phẩm gây thất vọng, gặp phải sai lầm nghiêm trọng và đưa ra những
quyết định cực kỳ khó hiểu. Sau đây, mời các bạn cùng xem qua danh sách
12 sản phẩm thất bại đáng xấu hổ nhất của Microsoft.
1. Microsoft Band 2
Microsoft Band 2 là một vòng đeo tay thông mình có màn hình AMOLED cảm
ứng và mặt kính Gorilla Glass 3. Cũng như các sản phẩm khác, Band 2 có
khả năng theo dõi sức khỏe, nhịp tim, chế độ tập luyện, năng lượng tiêu
thụ, theo dõi giấc ngủ, nó thậm chí còn có thể kết nối vối smartphone để
kiểm tra email, tin nhắn và các thông báo cuộc hẹn.
Sau nhiều đánh giá tiêu cực đối với phiên bản đầu tiên, Microsoft đã ra
mắt Band 2 nhưng thực chất đây chỉ là phiên bản làm lại để người dùng
"đễ đeo hơn". Thậm chí, thiết bị này gặp phải nhiều vấn đề về độ tin
cậy, chất liệu cao su không thân thiện với người dùng và dễ bị nứt. Công
ty đã lặng lẽ chuyển sang một loại dây đeo dày hơn, bền hơn, nhưng lại
không bổ sung khả năng chống thấm nước hoặc cải thiện thời lượng pin quá
hai ngày.
Cuối cùng, sau hai năm ngắn ngủi, dòng thiết bị đeo tay này đã chính thức bị khai tử vào năm 2016.
2. Microsoft Bob
Microsoft Bob là một sản phẩm phần mềm của Microsoft nhằm cung cấp giao
diện thân thiện với người dùng hơn cho các hệ điều hành Windows 3.1x,
Windows 95 và Windows NT, thay thế Windows Program Manager. Chương trình
được phát hành vào ngày 11 tháng 3 năm 1995 và ngừng hoạt động vào đầu
năm 1996.
Mặc dù được đánh giá là rất hữu ích vào thời điểm mà một số người chưa
có kinh nghiệm sử dụng máy tính. Tuy nhiên, Bob bị chỉ trích gay gắt vì
thiếu trí tưởng tượng, nhân vật gây khó chịu và giao diện quá phức tạp.
3. Windows Me
Windows ME là sản phẩm kế tiếp Windows 98 và giống như Windows 98, nó
hướng đến người dùng gia đình khi đi kèm với Internet Explorer 5.5,
Windows Media Player 7 và phần mềm Windows Movie Maker, có các chức năng
biên tập phim cơ bản và được thiết kế cho người dùng gia đình. Windows
ME có một vài cải thiện về giao diện người dùng, được kế thừa từ Windows
2000, ví dụ như các bảng chọn và thanh công cụ Windows Explorer được
tùy chỉnh, tính năng tự động hoàn thành trong các hộp tìm kiếm và thanh
địa chỉ, hiển thị các tooltip cho các lối tắt (shortcut), sắp xếp theo
tên trong các menu, thanh chứa các địa chỉ thông dụng trong hộp thoại,
một số giao diện từ gói Plus! của Windows 98, các biểu tượng 16 bit màu
trong vùng thông báo của thanh tác vụ.
Tuy nhiên, hệ điều hành này nhận về nhiều ý kiến khác nhạc, đa phần là
bị chỉ trích về độ tin cậy, vẫn bám vào nền tảng 9x cũ kỹ trong khi
Windows 2000 vẫn chưa sẵn sàng cho người tiêu dùng. Cuối cùng, Windows
ME chỉ là cầu nối giữa Windows cũ với Windows mới và không có quá nhiều
người cảm thấy buộc phải chi tiền cho một hệ điều hành chỉ tồn tại trong
vòng một năm.
4. Zune HD
Zune HD là một thiết bị giải trí đa phương tiện (portable media player)
thuộc dòng sản phẩm Zune của tập đoàn Microsoft được xuất xưởng vào ngày
15 tháng 9 năm 2009 với 2 phiên bản 16G và 32G. Sau đó, vào ngày 9
tháng 4 năm 2010, phiên bản 64G mới được phát hành. Zune HD được trang
bị màn hình cảm ứng touchscreen điện dung cực nhạy tích hợp chức năng
thu sóng Wi-Fi cho phép đồng bộ dữ liệu với Zune Marketplace duyệt Web.
Với chip đồ họa Nvidia Tegra APX 2600 được tích hợp, Zune HD có khả năng
trình chiếu video độ phân giải cao HD lên đến 720p thông qua cổng HDMI
Zune Dock kết nối với một màn hình hoặc TV HD có độ phân giải cao. Nếu
như không được kết nối với TV hay màn hình HD thì video sẽ được chuyển
xuống độ phân giải 480x272 vừa khớp với màn hình cảm ứng OLED
touchscreen cho màu sắc tươi sáng và rõ nét.
Mặc dù được đặt nhiều kỳ vọng, nhưng sản phẩm này vẫn không thể vượt qua
được sự thành công của iPod. Thiết kế cồng kềnh, thiếu hệ sinh thái
(ứng dụng, phụ kiện), bị hạn chế về khả năng hỗ trợ codec video và một
phần thất bại đến từ việc sai lầm trong tiếp thị - Microsoft không thể
thu hút được sự chú ý của những khách hàng đã tìm đến các cửa hàng của
Apple.
Vào ngày 3/10/2011, Microsoft tuyên bố ngừng sản xuất mọi thiết bị Zune,
khuyến khích người dùng chuyển sang sử dụng Windows Phone.
5. Groove
Zune Music Pass được đổi tên thành Xbox Music vào năm 2012, một nỗ lực
của Microsoft nhằm biến Xbox trở thành nền tảng đa phương tiện nhưng
không thành công. Trước khi phát hành Windows 10, công ty đã đổi tên
dịch vụ một lần nữa thành Groove và tập trung vào việc streaming nhạc
nhưng lại tiếp tục thất bại một lần nữa.
Để cứu vãn tình thế, trong vòng vài năm sau Microsoft đã ngừng dịch vụ
phát nhạc trực tuyến và chuyển hướng người dùng sang Spotify, nhưng cũng
nhanh chóng thất bại, buộc phải ngừng phát hành Groove trên cả iOS và
Android.
Groove Music tồn tại thêm một thời gian nữa với tư cách là trình phát đa
phương tiện trước khi bị thay thế vào năm nay bằng ứng dụng Windows 11
"Media Player" mới, một ứng dụng kế thừa từ Windows Media cũ.
6. Microsoft Kin Phone
Microsoft Kin là thế hệ di động mới dành cho những người dùng trẻ, yêu
thích nhắn tin, soạn thảo, tham gia mạng xã hội hay kết bạn. Tuy nhiên,
Kin phone không phải là điện thoại thông minh, thiết bị không chạy ứng
dụng thứ ba, không cho phép cài đặt các chương trình dù giao diện được
chỉnh sửa từ Windows Phone 7. Các báo cáo cho biết tổng doanh số bán
hàng của Kin ở mức vài chục nghìn thiết bị, nhưng không đủ thành công để
cạnh tranh với Apple.
7. Windows Phone
Windows Phone là hệ điều hành của Microsoft và Nokia dành cho smartphone
kế tục nền tảng Windows Mobile, mặc dù chúng không giống nhau. Khác với
Windows Mobile, Windows Phone tập trung vào sự phát triển của
Marketplace - nơi các nhà phát triển có thể cung cấp sản phẩm (miễn phí
và trả phí) tới người dùng.
Mặc dù vậy, vấn đề lớn nhất của Windows Phone là thiếu ứng dụng hỗ trợ.
Microsoft không thể yêu cầu các nhà phát triển chuyển ứng dụng của họ
sang hệ điều hành này. Do đó, nếu sở hữu một chiếc điện thoại Windows
Phone đồng nghĩa với việc người dùng phải chấp nhận bỏ lỡ sự phát triển
của các ứng dụng cực kỳ phổ biến như Instagram hay YouTube.
8. Windows Vista
Trong khi các tính năng mới và cải tiến bảo mật nhận được những phản hồi tích cực, Vista cũng trở thành mục tiêu của nhiều chỉ trích cùng các nhận xét tiêu cực. Đa phần nhắm vào yêu cầu cấu hình hệ thống cao, các điều khoản trong giấy phép chặt chẽ hơn, việc đưa vào một số công nghệ quản lý quyền kỹ thuật số nhằm hạn chế việc sao chép các dữ liệu đa phương tiện, tương thích kém với các thiết bị phần cứng - phần mềm trước Vista và các thông báo uỷ quyền của công cụ User Account Control.
Do những rắc rối này và một số vấn đề khác, Windows Vista có tỷ lệ sử dụng thấp hơn Windows XP. Tính đến tháng 4 năm 2014, thị phần của Vista chỉ là 2.78%.
Bên cạnh đó, việc được tích hợp vào máy tính xách tay và máy tính để bàn không hữu ích bằng việc trở thành trợ lý ảo đi kèm trên thiết bị di động. Microsoft đã cố gắng mở rộng phạm vi tiếp cận của Cortana với loa Harmon Kardon Invoke, nhưng ngược lại hãng này không nhận được đủ sự hỗ trợ của bên thứ ba. Cuối cùng, Microsoft đã xóa Cortana khỏi Windows Search và vô hiệu hóa nó theo mặc định trong Windows 11.
11. Xbox Duke
12. Internet Explorer
Internet Explorer được phát hành như một gói bổ sung cho Windows 95 nhằm hỗ trợ truy cập internet tốt hơn. Ở thời kỳ đỉnh cao (trong khoảng năm 2002 - 2003), trình duyệt này từng chiếm 95% thị phần người dùng trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, trước khi chính thức nghỉ hưu vào ngày 15/6 vừa qua, Internet Explorer có 11 phiên bản được phát hành.
http://www.apphelpme.com
ReplyDelete