Apple phát hành iOS 13.5/iPadOS 13.5, sửa mội số lỗi quan trọng và cải tiến Face ID giúp mở khóa thiết bị dễ hơn khi đeo khẩu trang



Tổng hợp các tính năng và thay đổi trên phiên bản iOS 13.5 GM



Trong bản cập nhật iOS iOS 13.5 GM được phát hành vào rạng sáng nay, Apple đã tiến hành bổ sung thêm một số tính năng và thay đổi mới nhằm mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng iPhone, iPad. Tuy nhiên, nếu bạn chưa nâng cấp dùng thử thì có thể tham khảo qua bài viết này để nhanh chóng cập nhật thông tin và chuẩn bị cho phiên bản chính thức sắp tới nhé.

Theo ghi chú đi kèm theo bản câp nhật, iOS 13.5 giúp tăng tốc truy cập mở khóa thiết bị có Face ID khi bạn sử dụng khẩu trang, ra mắt "Exposure Notification API" nhằm hỗ trợ các ứng dụng theo dõi tình hình dịch COVID-19 từ các cơ quan y tế công cộng. Bản cập nhật này cũng giới thiệu một tùy chọn để người dùng kiểm soát khung pop-up video khi thực hiện cuộc gọi nhóm qua FaceTime, đồng thời bao gồm một số phần sửa lỗi và cải tiến đáng chú ý khác.

Face ID và Mật mã:
  • Quy trình mở khóa được đơn giản hóa cho các thiết bị có Face ID khi bạn đeo khẩu trang
  • Trường nhập mật khẩu tự động xuất hiện sau khi vuốt lên từ dưới cùng của màn hình Khóa khi bạn đang đeo khẩu trang
  • Hoạt động với các hoạt động khác như xác thực thanh toán trên App Store, Apple Books, Apple Pay, iTunes và các ứng dụng khác hỗ trợ đăng nhập bằng Face ID khác
Thông báo tiếp xúc:
  • API thông báo mới giúp hỗ trợ các ứng dụng theo dõi tình hình dịch COVID-19 từ các cơ quan y tế công cộng
FaceTime:
  • Tùy chọn để kiểm soát pop-up video trên các cuộc gọi FaceTime theo nhóm để các video không thay đổi kích thước khi người tham gia nói
Các dịch vụ khẩn cấp:
  • Tùy chọn tự động chia sẻ sức khỏe và thông tin cần thiết khác từ ID y tế của bạn với các dịch vụ khẩn cấp khi bạn thực hiện cuộc gọi khẩn cấp (chỉ có ở Hoa Kỳ)
Các phần sửa lỗi và cải tiến khác:
  • Khắc phục sự cố trong đó người dùng có thể thấy màn hình đen khi cố gắng phát video trực tuyến từ một số trang web
  • Giải quyết một vấn đề trong bảng chia sẻ, nơi các đề xuất và hành động có thể không load dữ liệu
  • Giải quyết các vấn đề về bảo mật, bao gồm một số vấn đề có thể dẫn đến sự cố hỏng bộ nhớ hoặc sự cố ổn định không mong muốn với ứng dụng Mai
Nếu bạn đã cài đặt iOS 13.5 beta trên iPhone hoặc iPad trước đó, chỉ cần truy cập Cài đặt > Cài đặt chung > Cập nhật phần mềm để bắt đầu tải xuống bản dựng mới. Nếu bạn chưa cài đặt bất kỳ phiên bản iOS 13.5 beta nào, bạn có thể tải xuống bản dựng GM từ trang web của Nhà phát triển Apple nhé.







Không lâu sau khi tung ra bản thử nghiệm "Golden Master", Apple đã chính thức phát hành iPadOS 13.5 và iOS 13.5 tới tất cả thiết bị được hỗ trợ. Ngoài việc cung cấp các phần vá lỗi từ những lần cập nhật trước đó, phiên bản này còn được bổ sung thêm một số cải tiến mới như tăng tốc độ nhận diện khuôn mặt cho Face ID nhằm giúp người dùng mở khóa thiết bị nhanh hơn khi đeo khẩu trang, giới thiệu API Thông báo tiếp xúc để hỗ trợ các ứng dụng theo dõi tiếp xúc với COVID-19, thêm tùy chọn điều khiển tính năng tự động nổi bật trong cuộc gọi FaceTime nhóm sao cho các ô video không thay đổi kích cỡ khi một người tham gia nói v.v...

Theo ghi chú đi kèm theo bản câp nhật, iOS 13.5 và iPadOS 13.4 sẽ giúp tăng tốc độ truy cập vào trường mật mã trên các thiết bị có Face ID khi bạn đang đeo khẩu trang và giới thiệu API Thông báo tiếp xúc để hỗ trợ các ứng dụng theo dõi tiếp xúc với COVID-19 từ các cơ quan y tế công cộng. Bản cập nhật này cũng giới thiệu một tùy chọn để điều khiển tính năng tự động nổi bật của các ô video trong cuộc gọi FaceTime nhóm, đồng thời bao gồm các phần sửa lỗi và cải tiến khác.

Face ID và Mật mã:
  • Quá trình mở khóa được đơn giản hóa cho các thiết bị có Face ID khi bạn đang đeo khẩu trang
  • Trường mật mã xuất hiện tự động sau khi vuốt lên từ cạnh dưới của Màn hình khóa khi bạn đang đeo khẩu trang
  • Tính năng này cũng hoạt động khi xác thực với App Store, Apple Books, Apple Pay, iTunes và các ứng dụng khác hỗ trợ đăng nhập bằng Face ID
Thông báo tiếp xúc:
  • API thông báo tiếp xúc để hỗ trợ các ứng dụng theo dõi tiếp xúc với COVID-19 từ các cơ quan y tế công cộng




Tính năng Ghi nhật ký tiếp xúc với COVID-19 trên phiên bản iOS 13.5 là gì?

 
Trong bản cập nhật iOS 13.5 vừa qua, Apple đã bổ sung thêm một tính năng mới liên quan tới dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra trên toàn thế giới. Vậy tính năng này dùng để làm gì, kích hoạt ở đâu và áp dụng với những trường hợp nào ? Mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin trong bài viết để hiểu rõ hơn nhé.

Theo như ghi chú đi kèm với bản cập nhật, Apple giải thích rằng tính năng này sẽ giúp ghi lại nhật ký tiếp xúc của người dùng với COVID-19 thông qua mã định danh Bluetooth ngẫu nhiên, từ đó xác định xem bạn có thể đã tiếp xúc với người đã cho biết rằng họ bị nhiễm virus corona hay chưa dựa trên danh sách các mã định dạng thiết bị ngẫu nhiên do cá nhân "tự" chia sẻ/khai báo chẩn đoán dương tính, hoặc có rủi ro tiếp xúc với dịch bệnh theo xác định của chính phủ hoặc cơ quan y tế công cộng.

Sau khi bạn cấp quyền truy cập cho Thông báo tiếp xúc (bao gồm thu thập và chia sẻ các ID ngẫu nhiên), tính năng này sẽ yêu cầu thiết bị của bạn sử dụng Bluetooth để phát đi một loại mã định danh ngẫu nhiên (đây là chuỗi số tự động thay đổi sau 10 đến 20 phút). Tất cả các mã định danh này đều được tạo bằng công nghệ mã hóa tiên tiến từ một loại khóa bảo mật (tự động thay đổi tối thiểu mỗi 24 giờ), giúp đảm bảo quyền riêng tư cá nhân khi tiếp xúc với những thiết bị khác thông qua, đặc biệt là không bao gồm thông tin về vị trí hay danh tính của người dùng.

Về cơ bản, bạn có thể bật tính năng Ghi nhật ký tiếp xúc trong Cài đặt > Quyền riêng tư > Sức khỏe > Ghi nhật ký tiếp xúc với COVID-19 hoặc Cài đặt > Quyền riêng tư > Bluetooth > Ghi nhật ký tiếp xúc với COVID-19. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì Apple sẽ kích hoạt theo mặc định tùy vào từng khu vực (Việt Nam không nằm trong danh sách bật mặc định Ghi nhật ký tiếp xúc) và cũng có thể vô hiệu hóa dựa theo vùng không cần thiết nữa.


Nếu bạn muốn xóa mã định danh Bluetooth thủ công thì có thể thực hiện trong Cài đặt > Quyền riêng tư > Sức khỏe > Ghi nhật ký tiếp xúc với COVID-19 hoặc Cài đặt > Quyền riêng tư > Bluetooth > Ghi nhật ký tiếp xúc với COVID-19 và chạm vào Xóa nhật ký tiếp xúc. Việc tắt Bluetooth trên thiết bị của bạn cũng tắt tính năng chia sẻ và thu thập mã định danh Bluetooth ngẫu nhiên với các thiết bị khác. Điều này nghĩa là ứng dụng sẽ không thể thông báo nếu bạn đã tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 trong khi Bluetooth bị tắt. Các tính năng còn lại của Thông báo tiếp xúc sẽ tiếp tục hoạt động trong khi bạn tắt Bluetooth. Bật lại Bluetooth sẽ bật lại tính năng chia sẻ và thu thập mã định danh Bluetooth ngẫu nhiên với các thiết bị khác.

Ngoài ra, nếu bạn cũng đang sử dụng các ứng dụng có chức năng tương tự thì cần lưu ý rằng, chỉ một ứng dụng được phép hoạt động tại thời điểm nhất định. Để chọn hoặc thay đổi ứng dụng hoạt động, hãy đi tới Cài đặt > Quyền riêng tư > Sức khỏe > Ghi nhật ký tiếp xúc với COVID-19 hoặc Cài đặt > Quyền riêng tư > Bluetooth > Ghi nhật ký tiếp xúc với COVID-19 và chọn ứng dụng mà bạn muốn cho phép hoạt động.

Dưới đây là bản ghi chú chi tiết về chức năng này, mời các bạn cùng tham khảo:
"Thông báo tiếp xúc giúp bảo vệ quyền riêng tư của bạn bằng cách sử dụng các mã định danh Bluetooth ngẫu nhiên, xoay vòng để xác định nếu bạn có thể đã tiếp xúc với người đã cho biết rằng họ nhiễm COVID-19.
Với sự chấp thuận của bạn, ứng dụng của chính phủ hoặc của cơ quan y tế công cộng có thể sử dụng Thông báo tiếp xúc để thông báo nếu bạn có thể đã tiếp xúc với người đã cho biết rằng họ nhiễm COVID-19. Nếu bạn lựa chọn bật Thông báo tiếp xúc, ứng dụng sẽ yêu cầu bạn cấp phép thu thập và chia sẻ các ID ngẫu nhiên. Việc này sẽ cho phép thiết bị của bạn sử dụng Bluetooth để phát đi một mã định danh ngẫu nhiên (“mã định danh Bluetooth”), là một chuỗi các số ngẫu nhiên thay đổi sau mỗi 10–20 phút. Những mã này được tạo ra bằng công nghệ mã hóa trên thiết bị của bạn từ một khóa được tạo ra ngẫu nhiên (“khóa thiết bị ngẫu nhiên”) thay đổi tối thiểu mỗi 24 giờ để bảo vệ quyền riêng tư của bạn tốt hơn. Các mã định danh Bluetooth và khóa thiết bị ngẫu nhiên không bao gồm thông tin về vị trí hoặc danh tính của bạn.
Các thiết bị iOS và Android khác được bật tính năng này sẽ tiếp nhận những mã định danh Bluetooth này và cũng phát đi các mã của chúng. Thiết bị của bạn sẽ ghi lại và lưu trữ bảo mật các mã định danh của những thiết bị khác đó khi ở trong phạm vi Bluetooth tối thiểu 5 phút, cùng với thông tin về ngày, khoảng thời gian tiếp xúc ước tính và cường độ tín hiệu Bluetooth (gọi chung là “Siêu dữ liệu liên quan”). Để bảo vệ quyền riêng tư của bạn tốt hơn, khoảng thời gian ước tính tối đa được ghi lại là 30 phút. Cường độ tín hiệu Bluetooth giúp cung cấp hiểu biết chung về khoảng cách giữa các thiết bị; nói chung, các thiết bị càng ở gần nhau thì cường độ tín hiệu được ghi lại càng mạnh. Các thiết bị khác nhận được mã định danh Bluetooth từ thiết bị của bạn sẽ ghi lại và lưu trữ chúng theo cách tương tự, cùng với Siêu dữ liệu liên quan.
Ứng dụng có thể tải về một danh sách các khóa thiết bị ngẫu nhiên từ các cá nhân đã báo cáo chẩn đoán dương tính hoặc có rủi ro tiếp xúc với COVID-19 theo xác định của chính phủ hoặc cơ quan y tế công cộng, cũng như những người đã lựa chọn chia sẻ khóa thiết bị ngẫu nhiên của họ. Sau khi tải về, ứng dụng có thể yêu cầu thiết bị của bạn đối chiếu danh sách với các mã định danh Bluetooth mà thiết bị đã thu thập và lưu trữ từ các thiết bị khác. Nếu có kết quả phù hợp, Siêu dữ liệu liên quan (chứ không phải mã định danh phù hợp) được cung cấp cho ứng dụng để có thể thông báo cho bạn rằng đã xảy ra trường hợp tiếp xúc và cung cấp hướng dẫn về các bước cần thực hiện.
Nếu bạn nhận được thông báo về một trường hợp tiếp xúc, ứng dụng có thể tạo ra một Chỉ số rủi ro tiếp xúc mà chính phủ hoặc cơ quan y tế công cộng có thể sử dụng để điều chỉnh hướng dẫn cho bạn và giúp kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Chỉ số rủi ro tiếp xúc được xác định và tính toán dựa trên Siêu dữ liệu liên quan, cũng như Chỉ số rủi ro lây nhiễm (được giải thích ở bên dưới) mà chính phủ hoặc cơ quan y tế công cộng có thể xác định cho các khóa thiết bị ngẫu nhiên phù hợp. Cả Chỉ số rủi ro tiếp xúc và Chỉ số rủi ro lây nhiễm đều không được chia sẻ với Apple.
Nếu bạn được chẩn đoán là nhiễm COVID-19 hoặc có rủi ro tiếp xúc tiềm ẩn, chính phủ hoặc cơ quan y tế công cộng sẽ cung cấp các hướng dẫn về cách báo cáo trong ứng dụng. Nếu bạn lựa chọn báo cáo, ứng dụng sẽ yêu cầu bạn chia sẻ các ID ngẫu nhiên. Nếu bạn chấp thuận, các khóa thiết bị ngẫu nhiên trong 14 ngày qua của bạn sẽ được chia sẻ với ứng dụng. Chính phủ hoặc cơ quan y tế công cộng cũng có thể xác định và gửi một Chỉ số rủi ro lây nhiễm với mỗi khóa thiết bị ngẫu nhiên. Các tham số mà chính phủ hoặc cơ quan y tế công cộng sử dụng cho Chỉ số rủi ro lây nhiễm có thể bao gồm thông tin mà bạn cung cấp cho họ (ví dụ như các triệu chứng mà bạn báo cáo hoặc liệu chẩn đoán của bạn có được xác nhận bằng xét nghiệm hay không) hoặc các thông tin khác mà chính phủ hoặc cơ quan y tế công cộng cho rằng có thể ảnh hưởng đến rủi ro lây nhiễm, ví dụ như nghề nghiệp của bạn. Thông tin mà bạn lựa chọn cung cấp cho chính phủ hoặc cơ quan y tế công cộng được thu thập theo các điều khoản của chính sách quyền riêng tư và nghĩa vụ pháp lý của ứng dụng."



FaceTime:
  • Tùy chọn để điều khiển tính năng tự động nổi bật trong cuộc gọi FaceTime nhóm sao cho các ô video không thay đổi kích cỡ khi một người tham gia nói
Bản cập nhật này cũng bao gồm các phần sửa lỗi và cải tiến khác:
  • Khắc phục một sự cố, trong đó người dùng có thể nhìn thấy màn hình màu đen khi cố gắng phát video truyền phát từ một số trang web
  • Giải quyết một sự cố trong bảng chia sẻ, trong đó các gợi ý và tác vụ có thể không tải
  • Một số tính năng có thể không khả dụng cho tất cả các vùng hoặc trên tất cả các thiết bị Apple.
Hướng dẫn cập nhật lên iOS 13.5/iPadOS 13.5 thông qua OTA:

1/ Đối với thiết bị đang sử dụng phiên bản iOS/iPadOS thấp hơn:

Nếu như bạn đang sử dụng phiên bản iOS 13.4.1/iPadOS 13.4.1 hoặc thấp hơn, có thể tiến hành cập nhật trực tiếp lên iOS 13.5/iPadOS 13.5 thông qua OTA. Các thao tác như sau: Mở Cài đặt (Settings) > Cài đặt chung (General) > Cập nhật phần mềm (Software Update) và kiểm tra thông báo cập nhật. Thực hiện theo chỉ dẫn của hệ thống để cập nhật lên phiên bản chính thức.

2/ Đối với thiết bị đang sử dụng phiên bản iOS 13.5/iPadOS 13.5 beta
  • Mở Cài đặt (Settings) > Cài đặt chung (General).
  • Cuộn xuống phía dưới và tim mục Quản lý cấu hình thiết bị (cuối danh sách).
  • Chọn Profile iOS Beta Software Profile và xóa cấu hình này đi.
  • Khởi động lại thiết bị để áp dụng các thay đổi mới.
  • Mở khóa thiết bị > vào Cài đặt (Settings) > Cài đặt chung (General) > Cập nhật phần mềm (Software Update) và bạn sẽ thấy thông báo cập nhật iOS 13.5/iPadOS 13.5 từ Apple.
MỘT SỐ LƯU Ý CẦN BIẾT:
  • Nếu đang ở iOS 13.5/iPadOS 13.5 GM thì sẽ không nhận được thông báo cập nhật do trùng mã với bản chính thức, bắt buộc cài lại qua iTunes (xem hướng dẫn)
  • Tạo bản Backup trước khi nâng cấp để đảm bảo không mất dữ liệu nếu phát sinh lỗi
  • Kiểm tra tài khoản ID Apple (iCloud), tốt nhất bạn nên tắt chức năng tìm iPhone/iPad hoặc thoát hoàn toàn nếu có thể
  • Kiểm tra và đảm bảo dụng lượng bộ nhớ trống
  • Tải đúng bản Firmware tương ứng với thiết bị
  • Sạc Pin trên 50%
  • Hỗ trợ iPhone 11; iPhone 11 Pro; iPhone 11 Pro Max; iPhone XS; iPhone XS Max; iPhone XR; iPhone X; iPhone 8; iPhone 8 Plus; iPhone 7; iPhone 7 Plus; iPhone 6s; iPhone 6s Plus; iPhone SE; iPod touch (7th generation) / iPad Pro 12.9-inch (4th generation); iPad Pro 11-inch (2nd generation); iPad Pro 12.9-inch (3rd generation); iPad Pro 11-inch (1st generation); iPad Pro 10.5-inch; iPad Pro 9.7-inch; iPad (7th generation); iPad (6th generation); iPad (5th generation); iPad mini (5th generation); iPad mini 4; iPad Air (3rd generation); iPad Air 2




Comments

Popular posts from this blog

18 mẹo vặt cực hay giúp sử dụng YouTube tuyệt vời hơn mà có thể bạn chưa biết

Hướng dẫn chuyển dổi dịnh dạng FAT32 sang NTFS hoặc ngược lại mà không mất dữ liệu

Đâu mới là điểm đặt cảm biến vân tay trên smartphone lý tưởng nhất?