Ngược dòng thời gian: Bạn có còn nhớ những tựa game huyền thoại trên Nokia "đập đá" nữa không?
Bạn có nhớ những tựa game 16 bit, java được cài trên rất nhiều điện thoại Nokia đời cũ không? Với thời gian, những chiếc điện thoại “đập đá”
ngày nào đang dần biến mất, thay vào đó là dòng điện thoại cảm ứng có
thể chơi rất nhiều game hơn, chính vì thế những tựa game 16 bit, java
huyền thoại một thời gắn bó với biết bao người cùng dần bị lãng quên và
chúng không xứng đáng với số phận như vậy. Trong bài viết này hãy cùng điểm lại một số tựa game 16bit, java được cài trên rất nhiều điện thoại Nokia xưa nhé.
Đầu tiên sẽ là tựa game Snake (còn được người Việt hay gọi là game rắn săn mồi), một huyền thoại trong các huyền thoại. Mỗi khi nhắc đến tựa game này, người ta lại nhớ đến những chiếc điện thoại “đập đá” của Nokia như 3310 hay 1280,v.v...Snake nổi tiếng đến nỗi, Nokia đã từng hồi sinh lại 3310 vào năm 2017, bởi vì người hâm mộ muốn chơi lại Snake.
Đầu tiên sẽ là tựa game Snake (còn được người Việt hay gọi là game rắn săn mồi), một huyền thoại trong các huyền thoại. Mỗi khi nhắc đến tựa game này, người ta lại nhớ đến những chiếc điện thoại “đập đá” của Nokia như 3310 hay 1280,v.v...Snake nổi tiếng đến nỗi, Nokia đã từng hồi sinh lại 3310 vào năm 2017, bởi vì người hâm mộ muốn chơi lại Snake.
Nhắc đến Nokia 3310, thì không thể kể đến Space Impact,
một tựa game màn hình ngang. Space Impact có nhiều phiên bản khác nhau
từng được cài đặt trên chiếc điện thoạt gaming của Nokia là N-Gage. Phần mới nhất của dòng game là Space Impact: Meteor Shield, được phát triển bởi Rovio cho Nokia N97 .
Lại nhắc tới Rovio, có lẽ bạn sẽ nhớ đến Angry Birds, tuy nhiên bạn có thể nhớ Rovio cũng là nhà phát triển cho tựa game huyền con nhà bà thoại - Bounce không? Họ bắt đầu từ thời Snake với Nokia 9210, Rovio có một danh sách dài các tựa game huyền thoại đi vào lòng biết bao người. Bạn có biết hãng game có trụ sở tại Espoo? Không có gì ngạc nhiên khi nhiều tựa game thời ấy của hãng được giới thiệu trên điện thoại của Nokia.
Chắc chắn bạn sẽ nghĩ rằng game 3D chỉ dành cho những smartphone có CPU
mạng mà thôi. Và ngay cả khi bạn nhớ các tựa game 3D cũ của J2ME , bạn vẫn sẽ ngạc nhiên về độ tuổi của các tựa game 3D đầu tiên trên điện thoại. Những chiếc điện thoại Nokia 3410 có một màn hình nhỏ với kích thước 96 x 65 pixel thì không có cách nào có thể chơi game 3D phải không? Bạn sai rồi khi mà Castles của Munkiki là một tựa game 3D platformer/puzzle đầu tiên trên thế giới được cài trên điện thoại Nokia 3410.
Công nghệ tương tác thực tế ảo vẫn còn nhiều hạn chế ở ngày nay, ngay cả
trên các thiết bị mạng mẽ. Tuy nhiên bạn tưởng tượng rằng, một CPU lõi
đơn chỉ có 120 MHz trên chiếc điện thoại Siemens SX1 lại có thể chơi được một tựa game AR không? Vâng điều đó là có thể khi tựa game AR Mozzies từng được cài trên Siemens SX1 có thể cho phép biến điện thoại thành một khẩu súng diệt muỗi. Thật kỳ tích phải không nào.
Pokemon Go là một cơn
sốt game trên mobile khi sử dụng GPS để chơi game, (nó vẫn còn khá phổ
biến). Tuy nhiên tựa game sử dụng vị trí để chơi game đầu tiên trên thế
giới lại là một tựa game có tên BotFighters. Ở thời đó, không có GPS nên game đã sử dụng công nghệ Cell-ID (với sự trợ giúp của nhà mạng) để chơi bằng cách gửi tin nhắn văn bản.
Comments
Post a Comment