Một số ứng dụng nghe nhạc tuyệt vời dành cho Android



[​IMG]

Android là một trong những hệ điều hành phổ biến nhất trên thiết bị di động, cho phép người dùng khả năng tùy chỉnh không giới hạn, dựa trên kho ứng dụng khổng lồ mà bạn có thể tải về dễ dàng từ cửa hàng Play Store. Hôm nay, giới thiệu đến người dùng một số ứng dụng nghe nhạc thú vị, thay thế hữu ích cho các phần mềm mặc định dành cho các thiết bị sử dụng nền tảng của Google.

1. PowerAMP Music Play Trial (FREE)

[​IMG]
PowerAMP là cái tên đầu tiên nằm trong danh sách bình chọn của Android Central, hỗ trợ vô số các tính năng dành cho việc nghe nhạc của người dùng trên thiết bị di động mà bạn có thể phải ngồi cả ngày để tìm hiểu hết chúng. Ngoài ra, điểm mạnh của PowerAMP còn nằm ở khả năng cho phép dùng thử 15 ngày miễn phí. Sau khi hết thời hạn dùng thử 15 ngày, bạn có thể tùy ý lựa chọn việc sử dụng tiếp hay không.

Điểm mạnh của PowerAMP nằm ở giao diện thân thiện, hiện đại, tương tự như ứng dụng DoubleTwist nổi tiếng, trong khi vẫn sở hữu những nét riêng, đặc trưng của chúng, kết hợp với khả năng xử lý âm thanh cực kỳ mạnh mẽ. Bên cạnh đó, PowerAMP Cung cấp bảng điều chỉnh âm thanh với 10 nút tùy chỉnh bass- treble khác nhau, thích hợp với sở thích của từng người dùng khác nhau.

[​IMG]

Bên cạnh khả năng xử lý âm thanh tuyệt vời, PowerAMP còn có đầy đủ các tính năng chơi nhạc cơ bản khác như một phần mềm trên máy tính như hiển thị lời bài hát, chỉnh sửa các thông tin của bài hát (tên nghệ sỹ, tên album, ngày phát hành,...)

2. DoubleTwist Cloudplayer (FREE)

[​IMG]
DoubleTwist Cloudplayer là một trong những ứng dụng nghe nhạc của bên thứ ba phổ biến nhất trên hệ điều hành Android, hỗ trợ khả năng đồng bộ hóa âm thanh với tài khoản iTunes của người dùng cũng như một số dịch vụ lưu trữ âm nhạc trên đám mây khác.

Bên cạnh đó, người dùng có thể dễ dàng đồng bộ danh sách bài hát của bạn thông qua một số công cụ nổi tiếng khác như Dropbox, OneDrive, Google Drive hay DoubleTwist Cloudplayer.

[​IMG]

Bên cạnh việc hỗ trợ các tính năng ăn sâu vào iTunes, Double Twist còn cung cấp các tính năng tiêu chuẩn của một chương trình chơi nhạc như playlist, album, lời bài hát, đồng bộ podcast,… Double Twist cũng được chia làm 2 bản, bản miễn phí hỗ trợ đầy đủ tính năng cơ bản cho người dùng, và bản tính phí $5, hỗ trợ các tính năng nâng cao và mạnh mẽ không hề thua kém AIMP.

Một điểm đáng lưu ý là ở phiên bản miễn phí thì bạn đã có thể phát những tập tin định dạng FLAC chuẩn lossless cao cấp rồi.

3. Google Play Music (FREE)

[​IMG]
Google Play Music là ứng dụng nghe nhạc mặc định mà Google cài đặt sẵn trên những thiết bị thuộc dòng Nexus hoặc một số model Android khác. Google Play Music có giao diện cùng tông với những ứng dụng khác của Google và các thao tác sử dụng cũng rất đơn giản với mọi người dùng, không có quá nhiều tính năng lạ nhưng đủ cho nhu cầu nghe nhạc cơ bản

[​IMG]

Bên cạnh tính năng chơi các file nhạc trên bộ nhớ máy, ứng dụng cũng hỗ trợ đồng bộ và chơi nhạc từ dịch vụ Google Play Music (nếu bạn đã đăng ký sử dụng dịch vụ này).

4. Shuttle Music Player (FREE)

[​IMG]

Shuttle Music Player là ứng dụng nghe nhạc được phát hành cách đây không lâu nhưng nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người dùng, sở hữu giao diện nghe nhạc đơn giản theo phong cách Google Now cùng khả năng hỗ trợ các thao tác điều khiển bằng cử chỉ.

[​IMG]

Bên cạnh đó, ứng dụng này còn có một số tính năng hay như hẹn giờ tắt nhạc, tự động tắt/chơi nhạc tiếp khi cắm hay rút tai nghe ra khỏi máy, dò tìm và tải bìa album tự động trên Internet, tích hợp tính năng tìm lời nhạc trực tuyến từ dịch vụ musiXmatch,…

Ngoài ra, so với bản miễn phí, bản trả phí của Shuttle Music Player có thêm tính năng thay đổi thông tin file nhạc, duyệt nhạc theo thư mục, hỗ trợ Chromecast,...

5. Equalizer + (FREE)

[​IMG]
Equalizer là ứng dụng rất dễ làm quen, dễ dùng, giúp bạn nhanh chóng nâng cao chất lượng âm thanh cho dù chưa từng có kinh nghiệm sử dụng các ứng dụng dạng này, với 11 thiết lập âm được cài đặt sẵn cũng như khả năng tăng giảm âm bass, treble…

Equalizer có tính năng tự động nhận diện loại nhạc bạn đang nghe và điều chỉnh âm cho thích hợp. Dù tính năng này không thể tương thích với tất cả những ứng dụng nghe nhạc trên Android nhưng ít nhất nó cũng hỗ trợ những cái tên lớn như Pandora, Google Play Music…

[​IMG]

Nếu muốn, bạn có thể trả thêm 2 USD để nâng cấp lên phiên bản premium với tính năng lưu, xóa, đổi tên thiết lập, tạo shortcut cho từng thiết lập âm và sao lưu/phục hồi thiết lập vào thẻ nhớ.

6. Amazon Music (FREE)

[​IMG]
Đây là dịch vụ âm nhạc trực tuyến được phát triển nhằm cạnh tranh với một số nền tảng đến từ các nhà sản xuất đối thủ như Spotify hay Apple Music. Tương tự như Google Play Music, Amazon Music sở hữu giao diện đơn giản, khả năng đồng bộ hóa nhanh chóng thông qua kho dữ liệu của Amazon, bên cạnh một số công cụ và tính năng khác khá hữu ích.

7. GoneMAD Music Player (FREE Trial)

[​IMG]
GoneMAD Music Player cung cấp cho người dùng bộ công cụ bao gồm hơn 250 tùy chỉnh khác nhau với hơn 1000 chủ đề cho phép người dùng tối ưu và "cá nhân" hóa bộ sưu tập của họ sao cho phù hợp với sở thích.

GoneMAD Music Player có khả năng phát nhạc theo kiểu gapless playback (phát nhạc liên tục từ track 1 đến track 2 mà không hề mang đến cảm giác đứt quãng), được tối ưu hóa cho tất cả những định dạng âm thanh khác nhau, bao gồm cả lossless.

[​IMG]

Ngoài ra, người dùng còn nhìn thấy thêm một vài tính năng thú vị khác như danh sách nhạc thông minh, bộ cân bằng âm thanh, hoạt động ở nhiều cửa sổ khác nhau hoặc một số tùy chỉnh độc đáo khác,...

Người dùng có thể tải về và cài đặt hoàn toàn miễn phí ứng dụng này trên thiết bị của mình trong thời hạn 14 ngày. Sau khi trải nghiệm trong 2 tuần thì bạn có thể tiếp tục quyết định là có sử dụng tiếp hay không.

8. Rocket Music Player (FREE)

[​IMG]
Rocket Music Player cũng là một ứng dụng nghe nhạc cho Android được nhiều người biết đến, hỗ trợ phát hầu hết các định dạng nhạc thông dụng như cho phép tìm bài hát theo thư mục.

Bên cạnh đó, Rocket Music Player còn hỗ trợ phát nhạc qua Chromecast, tích hợp bộ chỉnh âm, hiển thị lời nhạc đính kèm, khởi tạo playlist nhạc tự động theo điều kiện tuỳ ý qua tính năng Live List, cho phép điều khiển việc phát nhạc từ màn hình khoá, đồng bộ thư viện nhạc với iTunes nhờ vào ứng dụng iSyncr,…

Bên cạnh phiên bản miễn phí, người dùng có thể bỏ thêm 3,99 USD để mua phiên bản Premium và sử dụng thêm nhiều tính năng cao cấp hơn.



Comments

Popular posts from this blog

18 mẹo vặt cực hay giúp sử dụng YouTube tuyệt vời hơn mà có thể bạn chưa biết

Hướng dẫn chuyển dổi dịnh dạng FAT32 sang NTFS hoặc ngược lại mà không mất dữ liệu

Đâu mới là điểm đặt cảm biến vân tay trên smartphone lý tưởng nhất?