Vì sao các smartphone ngày nay lại gần như giống nhau đến thế?
Chúng ta đã đi gần nửa năm 2020 và có thể thấy công nghệ ngày càng phát triển và đi lên, tiêu biểu chính là smartphone - thứ gần như không thể nào tách rời chúng ta được. Với một loạt thương hiệu lâu năm và mới nổi liên tục ra mắt các mẫu smartphone, bạn có thấy rằng chúng có thiết kế ngày càng giống nhau?
Smartphone ngày nay dường như đã bão hòa khi các thiết kế ngày càng giống nhau và điểm khác biệt có lẽ là cấu hình và phần cứng bên trong. Chỉ là thỉnh thoảng một số hãng ra mắt các smartphone có thiết kế độc lạ, nhằm giới thiệu công nghệ và thăm dò thị trường.
Giới hạn công nghệ và vật lý dường như ngăn cản sự phát triển của smartphone, những mẫu smartphone màn hình gập ra đời có lẽ là thứ chúng ta cảm thấy hào hứng nhất.
Ảnh: Galaxy Fold ra mắt hồi tháng 2/2019
Có thể kế đến như mẫu Nokia N-GAGE, trông như từ một tập phim Star Trek. Một điện thoại xoay lật, trượt lên xuống, nghe nhạc,.... đều có ở các mẫu máy này.
Ảnh: Motorola StarTAC Rainbow, Nokia N-GAGE, Motorola V70, Samsung Juke, Nokia 7600, Siemens Xelibri 4 (từ trên xuống dưới)
Bỏ qua yếu tố lịch sử, những chiếc điện thoại đầu tiên được chế tạo với mục đích duy nhất là xử lý cuộc gọi. Ăng-ten lớn, màn hình nhỏ và ít xem xét đến thiết kế. Tuy nhiên, công nghệ đã đi lên và đó là khi các nhà sản xuất bắt đầu nghĩ về các yếu tố như tính di động, thiết kế và độ "ngầu".
Bất kể bạn thuộc nhóm văn hóa nào, đều có điện thoại cho bạn. Chuyện bắt đầu từ năm 2007 khi mọi thứ diễn ra bất ngờ.
"Quả táo chín cây"
Không thể phủ nhận rằng Apple đã đảo lộn thị trường vào năm 2007 với việc giới thiệu iPhone đầu tiên. Công ty đã cho thế giới thấy chiếc điện thoại của tương lai sẽ trông như thế nào.
Chắc chắn, đã có điện thoại thông minh trước iPhone nhưng giao diện cồng kềnh theo định hướng kinh doanh và thiết kế không phù hợp với số đông.
Dù sao thì những hãng khác đã không bỏ cuộc ngay lập tức. Blackberry và Nokia giữ vững vị trí của mình trong một thời gian với "vũ khí" Symbian và BBOS nhưng họ chỉ trì hoãn điều không thể tránh khỏi.
Và trên mặt trận phần cứng, bàn phím vật lý đã thoái vị và chuyển ngai vàng cho một vị vua mới, chính là màn hình cảm ứng.
Cuộc chiến giữa các màn hình lớn
Rõ ràng là màn hình lớn hơn mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Giao diện màn hình cảm ứng giúp mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều. Trong khi đó, tốc độ mạng được cải thiện và việc xem nội dung phát trực tuyến mượt mà ngay trên điện thoại đã trở thành hiện thực.
Máy ảnh trên điện thoại cũng phát triển và nói chung, có rất nhiều điều bạn có thể làm trên điện thoại nhờ vào một màn hình lớn hơn.
Tuy nhiên, các pixel đều tiêu hao năng lượng và vì màn hình lớn hơn nên cần dung lượng pin lớn hơn. Các smartphone hiện đại dường như có màn hình lớn ít nhất là gấp đôi so với những điện thoại bàn phím ngày xưa. Và nhét hai màn hình lại cùng nhau trong khi vẫn phải giữ một thiết kế tổng thể vừa phải để nhét túi đã không để lại nhiều chỗ trống cho những thiết kế độc đáo.
Tuy nhiên, dù làm gì thì màn hình vẫn là màn hình, không nhiều khác biệt về vẻ bề ngoài với nhau.
Vậy, vì sao tất cả các điện thoại giống nhau?
- Thiết kế màn hình viền bezels mỏng và viên pin lớn hơn là tốt nhưng cũng là một yếu tố hạn chế. Điện thoại thực tế được chế tạo xung quanh màn hình và pin của chúng, để lại rất ít không gian cho đa dạng thiết kế.
- Cuối cùng, mọi người thích những thứ cao cấp mà họ đã quen thuộc và các nhà sản xuất tiếp tục chọn tùy chọn an toàn. Đó có thể là lý do gần như tất cả các điện thoại cao cấp đều được làm bằng thủy tinh và kim loại
- Mặt khác, hầu hết sự khác biệt về thiết kế trong điện thoại hiện đại đều bị che khuất bởi case (ốp lưng)
- Bàn phím phần cứng thực tế đã lỗi thời và các thử nghiệm như thiết kế mô-đun đều đã thất bại.
- Chúng ta chỉ còn lại hai hệ điều hành là Android và iOS. iPhone khônng thay đổi thiết kế trong nhiều năm và điện thoại Android giữa các hãng cũng trông na ná nhau.
- Các ý tưởng đều nhanh chóng được những hãng "học hỏi" theo. Không có công ty nào xấu hổ khi sao chép một tính năng hoặc yếu tố thiết kế từ công ty khác. Đồng thời, rất ít công ty sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới vì những điều này hiếm khi được đền đáp
Dần dần, tất cả chúng ta đã tạo ra vòng tròn luẩn quẩn này. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh đã cung cấp cho mọi người những gì họ cần và muốn nhưng điều đó đã diễn ra quá lâu đến nỗi mọi người đã thực sự quen với các thiết kế hiện tại.
Không phải các thiết kế này là xấu nhưng phải chăng đã đến lúc phải thay đổi? Và đó là cách mà màn hình gập linh hoạt được ra đời.
Điều quan trọng là, tại một thời điểm nhất định, các nhà sản xuất đã quyết định rằng việc thay đổi có thể mang đến rủi ro tài chính rất lớn nhưng thay đổi là đáng giá và chúng ta có smartphone màn hình gập như hiện nay.
Ảnh: Huawei Mate X ra mắt hồi tháng 1/2019
Vậy câu hỏi cuối cùng có thể không phải là ''Tại sao tất cả các điện thoại trông giống nhau'', nhưng ''Liệu con người thực sự cần một thiết kế khác hay không?''. Chúng ta đã sẵn sàng cho một sự thay đổi đó chưa? Còn bạn, ý kiến của bạn như thế nào, hãy cho cùng biết nhé!
Comments
Post a Comment