Có thể bạn chưa biết: Vì sao logo Apple lại là quả táo khuyết chứ không nguyên vẹn
Có bao giờ bạn từng đặt ra câu hỏi: tại sao logo của Apple không phải là một quả táo lành lặn mà lại bị cắn dở 1 miếng? Thực tế đã có rất nhiều người có cùng câu hỏi, đi kèm là rất nhiều giả thuyết. Tuy nhiên, đâu mới là câu trả lời chính xác?
Trước khi đi vào câu trả lời từ nhà thiết kế Rob Janoff - "cha đẻ" của logo Apple, chúng ta cùng điểm qua một vài giả thuyết được xem là sáng tạo nhất.
Trong số đó, có giả thuyết cho rằng: Alan Turing, người đã đặt nền móng đầu tiền cho máy tính hiện đại ngày nay , người đi tiên phong trong việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và là người giải mã những bí số trong thời chiến Đức. Lúc cuối đời, thiếu chút nữa thì ông đã phải ngồi tù vì tội “làm bại hoại thuần phong mỹ tục” và bị chế giễu chỉ vì là người đồng tính. Ngày 7 tháng 6 năm 1954, khi không thể chịu đựng thêm nữa, Alan Turing đặt dấu chấm hết cho cuộc đời với một quả táo chứa xyanua, một chất cực mạnh có thể giết chết một con voi huống gì là một con người nhỏ bé như Alan Turing.
Sau này, Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne - 3 nhà đồng sáng lập Apple quyết định mở công ty thì họ đã chọn logo là hình một quả táo đã bị cắn dở để tưởng nhớ đến Alan Turing và những đóng góp của ông.
Các giả thuyết khác có thể nhắc tới như biểu tượng quả táo đại diện cho tri thức trong câu chuyện Adam và Eva hay quả táo rơi từ trên cây giúp Isaac Newton tìm ra trọng lực.
Có bao giờ bạn từng đặt ra câu hỏi: tại sao logo của Apple không phải là một quả táo lành lặn mà lại bị cắn dở 1 miếng? Thực tế đã có rất nhiều người có cùng câu hỏi, đi kèm là rất nhiều giả thuyết. Tuy nhiên, đâu mới là câu trả lời chính xác?
Trước khi đi vào câu trả lời từ nhà thiết kế Rob Janoff - "cha đẻ" của logo Apple, chúng ta cùng điểm qua một vài giả thuyết được xem là sáng tạo nhất.
Trong số đó, có giả thuyết cho rằng: Alan Turing, người đã đặt nền móng đầu tiền cho máy tính hiện đại ngày nay , người đi tiên phong trong việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và là người giải mã những bí số trong thời chiến Đức. Lúc cuối đời, thiếu chút nữa thì ông đã phải ngồi tù vì tội “làm bại hoại thuần phong mỹ tục” và bị chế giễu chỉ vì là người đồng tính. Ngày 7 tháng 6 năm 1954, khi không thể chịu đựng thêm nữa, Alan Turing đặt dấu chấm hết cho cuộc đời với một quả táo chứa xyanua, một chất cực mạnh có thể giết chết một con voi huống gì là một con người nhỏ bé như Alan Turing.
Sau này, Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne - 3 nhà đồng sáng lập Apple quyết định mở công ty thì họ đã chọn logo là hình một quả táo đã bị cắn dở để tưởng nhớ đến Alan Turing và những đóng góp của ông.
Các giả thuyết khác có thể nhắc tới như biểu tượng quả táo đại diện cho tri thức trong câu chuyện Adam và Eva hay quả táo rơi từ trên cây giúp Isaac Newton tìm ra trọng lực.
Ảnh: Isaac Newton và câu chuyện quả táo
Nhưng sự thật đằng sau logo của gã khổng lồ công nghệ này rất đỗi bình thường. Rob Janoff – người đã thiết kế logo này phủ nhận tất cả giả thuyết dù rất thích thú với câu chuyện của Turing và chia sẻ rằng, vào lúc đó chính anh thậm chí còn không biết về câu chuyện này.
Janoff nói rằng Steve Jobs lúc đó còn không gửi yêu cầu cụ thể cho anh ta, còn lý do cho vết cắn dở là: để tạo ra sự nhận biết, vết cắn sẽ là thước đo giúp người xem nhận biết đó là quả táo to, nên dù có xuất hiện ở kích thước nhỏ, vết cắn này giúp logo không bị nhầm lẫn thành quả anh đào bé nhỏ.
Một đồng nghiệp tại Apple còn chia sẻ cho nhà thiết kế này rằng “bytes” (đọc giống Bite: Cắn) cũng ám chỉ đến đơn vị cơ bản nhất trong máy tính, Janoff cho biết đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Comments
Post a Comment